Doanh nghiệp Nhật chọn Việt Nam đầu tư điện sinh khối

NGUYỄN CHUẨN 21/02/2022 04:14

Tập đoàn EREX, doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực điện sinh khối tại Nhật Bản đang có ý định đầu tư phát triển vùng nguyên liệu và sản xuất điện sinh khối tại Việt Nam.

>>>Lai Châu kêu gọi doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào lĩnh vực ưu thế

Tiềm năng của Việt Nam

Mới đây, theo thông tin từ  Bộ Công Thương cho biết, trong buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, ông Hitoshi Honna Chủ tịch, kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn EREX cho rằng: "Việt Nam là quốc gia có thế mạnh về nông nghiệp, có nhiều nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển lĩnh vực điện sinh khối, thuận lợi cho doanh nghiệp này đầu tư tại đây".

Ông Honda Hitoshi (phải), Chủ tịch Tập đoàn kiêm Tổng Giám đốc EREX tại buổi tiếp của Bộ Trưởng Bộ Công Thương. Ảnh: Bộ Công Thương

Ông Hitoshi Honna (phải), Chủ tịch Tập đoàn kiêm Tổng Giám đốc EREX tại buổi tiếp của Bộ Trưởng Bộ Công Thương. Ảnh: Bộ Công Thương

Trong khi EREX đang xây dựng nhà máy điện sinh khối lớn nhất thế giới, dự kiến nhu cầu về nhiên liệu sinh khối tăng, đã thúc đẩy họ phải đảm bảo nguồn cung ổn định. Công ty hiện đang phát triển dự án trồng các giống lúa miến mới, sản xuất nguyên liệu viên từ những loại cây này và xây dựng nhà máy điện 20MW sử dụng nhiên liệu tại Việt Nam với sự hợp tác của một số đối tác.

Trên thực tế, không phải thời điểm này EREX mới chú ý đến tiềm năng về thế mạnh nông nghiệp của Việt Nam. Từ năm 2018, họ đã lên kế hoạch liên kết với các địa phương tại Việt Nam về kế hoạch trồng cây cao lương và sản xuất nhiên liệu điện để xuất khẩu sang Nhật Bản trong giai đoạn 2021-2026.

EREX đã bắt đầu trồng thử nghiệm cây cao lương mới ở tỉnh Bình Thuận từ năm ngoái, nhằm đưa vào trồng đại trà trong năm nay. Ngoài ra, doanh nghiệp Nhật Bản cũng đã trồng thử 30ha tại Phú Yên từ tháng 7 năm 2021, tiến tới nghiên cứu cây sinh khối thân thảo khác nhằm mục đích làm nguyên liệu theo công nghệ của Nhật Bản.

Công ty có kế hoạch ban đầu sản xuất khoảng 50.000 tấn bột viên / năm, sau đó mở rộng sản lượng trong tương lai lên 4,5 triệu tấn / năm. Khoảng 80.000 tấn / năm sẽ được tiêu thụ tại nhà máy điện sinh khối của Việt Nam theo kế hoạch, phần còn lại được xuất khẩu sang Nhật Bản và các nước khác.

Và trong tháng 10 năm 2021, EREX cũng đã quyết định đầu tư vào Hậu Giang, thành lập liên doanh với Công ty CP Tư vấn Xây dựng Điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công ty CP Năng lượng tái tạo Sơn Mỹ và các công ty cung cấp nhiên liệu địa phương để xây dựng và vận hành các nhà máy điện sinh khối.

Tiếp đó, trong khuôn khổ chuyến công tác Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vào tháng 11 năm ngoái, đại diện UBND tỉnh Phú Yên và Tập đoàn EREX đã thống nhất hợp tác đầu tư phát triển vùng nguyên liệu trồng cây cao lương trên địa bàn tỉnh.

>>>Hà Tĩnh kêu gọi hợp tác đầu tư với doanh nghiệp Nhật Bản

>>>Thị trường bán lẻ Việt Nam hấp dẫn các doanh nghiệp Nhật Bản

Tương lai điện sinh khối

Theo thuật ngữ sinh thái, sinh khối được coi là bất kỳ loại chất hữu cơ nào, như gỗ hoặc nguyên liệu thực vật. Và năng lượng được tạo ra từ chúng, chính là năng lượng sinh khối.

Một vùng nguyên liệu sinh khối của EREX tại Phú Yên, Việt Nam.

Một vùng nguyên liệu sinh khối của EREX tại Phú Yên, Việt Nam.

Trên thực tế, sinh khối đã được sử dụng như một nguồn năng lượng từ rất lâu, kể từ khi con người tìm ra lửa. Con người ban đầu sử dụng gỗ, thực vật hoặc phân động vật để tạo ra lửa, đó chính là tạo ra năng lượng sinh khối.

Ngày nay, sinh khối ở dạng gỗ và sản phẩm gỗ vẫn là nguồn năng lượng được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới, cho cả tiêu dùng và ở quy mô lưới điện thông qua các trạm phát điện, nơi nó thường được sử dụng để thay thế nhiên liệu hóa thạch có lượng khí thải carbon cao hơn nhiều.

Sinh khối được sử dụng trong năng lượng điện có thể ở một số dạng khác nhau, từ viên nén gỗ - được sử dụng trong các nhà máy điện đã nâng cấp từ than - đến khí sinh học và nhiên liệu sinh học, một loại nhiên liệu lỏng có thể được sử dụng để thay thế nhiên liệu hóa thạch trong chuyên chở.

Sinh khối hiện đại lần đầu tiên được phát triển như một chất thay thế cho dầu sau khi giá của nó tăng vọt do kết quả của cuộc chiến Yom Kippur năm 1973, cuộc chiến khởi phát khi quân Ai Cập và Syria bất ngờ đồng loạt tấn công Israel trong ngày lễ Yom Kippur, ngày lễ sám hối thiêng liêng của người Do thái.

Ngày nay, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ước tính năng lượng sinh học chiếm khoảng 1/10 tổng nguồn cung năng lượng của thế giới. Sinh khối là một dạng năng lượng tái tạo, bền vững được sử dụng trên khắp thế giới.

Và tham vọng của EREX

Tập đoàn EREX đang có tham vọng sẽ xây dựng nhà máy điện sinh khối lớn nhất cho đến nay ở Nhật Bản, hy vọng quy mô của nhà máy này sẽ mang lại biên lợi nhuận lành mạnh và là một biện pháp để bỏ qua chương trình thuế nhập khẩu của chính phủ Nhật Bản.

Nhà máy điện sinh khối lớn nhất thế giới của EREX tại Nhật Bản.

Nhà máy điện sinh khối lớn nhất thế giới của EREX tại Nhật Bản.

Công ty có trụ sở tại Tokyo này đang trong quá trình lựa chọn địa điểm, theo nguồn tin từ EREX cho biết, địa điểm đã được lên kế hoạch ở Niigata, Nhật Bản. Họ đặt mục tiêu mở nhà máy vào khoảng năm 2024 hoặc năm 2025 sau một nghiên cứu khả thi. Cơ sở này ước tính sẽ tiêu tốn khoảng 90 tỷ yên (812 triệu USD) và có công suất 300 megawatt, đủ cung cấp cho khoảng 700.000 hộ gia đình.

Nhà máy điện sinh khối lớn nhất đang hoạt động tại Nhật Bản hiện chỉ có công suất khoảng 100 MW. Với sản lượng gần gấp ba lần, cơ sở mới sẽ được xếp vào hàng lớn nhất thế giới.

Hiện tại, gần như tất cả các cơ sở điện sinh khối ở Nhật Bản đều bán sản lượng của mình thông qua chương trình thuế nhập khẩu do chính phủ làm trung gian, trong đó yêu cầu các công ty tiện ích phải mua năng lượng tái tạo với giá cố định. Đối với các nhà máy sinh khối lớn đốt gỗ hoặc chất thải nông nghiệp, mức phí được quy định là 21 yên / kilowatt giờ. 

EREX đặt mục tiêu bỏ thuế nhập khẩu với nhà máy mới của mình bằng cách thu được lợi thế về quy mô trong vận hành và mua sắm nhiên liệu. Mục tiêu là làm cho công việc này tiết kiệm như năng lượng than, với chi phí khoảng 12 yên / kilowatt giờ.

Phần lớn năng lượng tái tạo hiện có ở Nhật Bản là năng lượng mặt trời, nhưng loại năng lượng này dao động nhiều theo điều kiện thời tiết. Các nhà máy sinh khối, sử dụng các vật liệu như dăm gỗ và vỏ hạt cọ làm nhiên liệu, cung cấp một giải pháp thay thế ổn định hơn.

NGUYỄN CHUẨN