PVN đề xuất sớm ban hành Luật Dầu khí sửa đổi

THY HẰNG 24/03/2022 14:59

PVN đề xuất hoàn thiện chính sách pháp luật, trong đó, ban hành Luật Dầu khí sửa đổi, trong đó có cơ chế cho tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí.

>>>Vietnam Airlines đề xuất Chính phủ "kiểm soát vĩ mô ngành hàng không"

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Thủ tướng Chính phủ với DNNN có chủ đề trọng tâm là "Tiếp tục đổi mới, nâng cao hoạt động nhằm huy động nguồn lực của doanh nghiệp Nhà nước trong phát triển kinh tế-xã hội", ông Hoàng Quốc Vượng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết, quá trình hoạt động của PVN giai đoạn 2016-2020 có nhiều khó khăn khách quan và chủ quan.

PVN đề xuất hoàn thiện chính sách pháp luật, trong đó, ban hành Luật Dầu khí sửa đổi, trong đó có cơ chế cho tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí.

PVN đề xuất Chính phủ sớm ban hành Luật Dầu khí sửa đổi, trong đó có cơ chế cho tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí.

Theo đó, tổng vốn đầu tư của PVN chỉ đạt 165.000 tỷ đồng, đạt 33% kế hoạch đầu tư của 5 năm. Riêng năm 2021, giá trị đầu tư chỉ đạt hơn 18 tỷ đồng do ảnh hưởng từ đại dịch.

“Tập đoàn dầu khí không phát hiện mỏ mới, trữ lượng  gia tăng không đạt, sản lượng khai thác năm sau đều thấp hơn năm trước 10%, tác động lớn tới sự phát triển của doanh nghiệp. Năm 2021 tổng sản lượng của PVN đạt 10,91 triệu tấn, năm 2022 chỉ còn hơn 9 triệu tấn, chúng ta không đầu tư cho công tác thăm dò xứng đáng trong khi các dự án như thái bình II, Dung Quất I chậm trễ”, ông Hoàng Quốc Vượng chia sẻ.

Theo doanh nghiệp, Luật Dầu khí, Luật quản lý vốn nhà nước và các điều kiện hiện hành không còn phù hợp, kém hấp dẫn. 5 năm qua, PVN chỉ ký được 3 hợp đồng dầu khí mới.

“Luật quản lý vốn nhà nước chưa phù hợp, chúng ta mới thiết kế theo hướng bảo tồn vốn nhà nước, do đó đầu tư vốn cho hoạt động tìm kiếm thăm dò còn hạn chế”, ông Vượng nhấn mạnh.

>>>Xốc lại "quả đấm thép" của nền kinh tế

>>>Khơi thông nguồn lực cho doanh nghiệp Nhà nước

Do đó, PVN kiến nghị Chính phủ hoàn thiện cơ chế theo hướng tạo thuận lợi cho DNNN tăng cường phân cấp cho doanh nghiệp chịu trách nhiệm, theo hướng vấn đề nào DNNN phân câp uỷ quyền làm tốt hơn thì giao cho doanh nghiệp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Thủ tướng Chính phủ với DNNN có chủ đề trọng tâm là

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Thủ tướng Chính phủ với DNNN ngày 24/3.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp kiến nghị cần thực hiện quyết liệt đề án tái cơ cấu mới đây, trong đó chú trọng hoàn thành sắp xếp DNNN trong lĩnh vực then chốt, lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không đầu tư.

Thứ ba, PVN đề nghị Chính phủ nghiên cứu ban hành cơ chế chính sách tiền lương, giao quyền chủ động về chính sách tiền lương cho doanh nghiệp, để “giữ chân” nhân lực chất lượng.

Thứ tư, PVN đề xuất hoàn thiện chính sách pháp luật, trong đó, ban hành Luật Dầu khí sửa đổi, liên quan hoạt động dầu khí, ban hành cơ chế thăm dò, khai thác dầu khí.

Thứ năm, doanh nghiệp đề xuất có Ban chỉ đạo quốc gia do một Phó Thủ tướng đứng đầu giải quyết vấn đề tại các dự án trọng điểm chậm tiến độ, dự án có liên kết nhiều nhà đầu tư dầu khí, điện lực như dự án mỏ khí Cá Voi Xanh, dự án khí lô B…nhằm rút ngắn thời gian thực hiện các dự án.

Có thể bạn quan tâm

  • Vietnam Airlines đề xuất Chính phủ "kiểm soát vĩ mô ngành hàng không"

    10:18, 24/03/2022

  • Xốc lại "quả đấm thép" của nền kinh tế

    09:31, 24/03/2022

  • Đề xuất chính sách để DNNN tiếp cận vốn vay ưu tiên với các ngành đặc thù

    14:38, 24/03/2022

THY HẰNG