Kiến nghị giao DNNN giữ vai trò chủ chốt trong phát triển hạ tầng năng lượng

THY HẰNG 25/03/2022 00:00

Doanh nghiệp kiến nghị trong triển khai thực hiện Quy hoạch điện, đầu tư các dự án lớn, quan trọng và nên có cơ chế giao các DNNN làm chủ đầu tư các dự án.

>>>Đề xuất chính sách để DNNN tiếp cận vốn vay ưu tiên với các ngành đặc thù

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Thủ tướng Chính phủ với DNNN có chủ đề trọng tâm là "Tiếp tục đổi mới, nâng cao hoạt động nhằm huy động nguồn lực của doanh nghiệp Nhà nước trong phát triển kinh tế-xã hội", ông Dương Quang Thành, Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khẳng định, DNNN đang thực sự đóng vai trò chi phối trong một số ngành, lĩnh vực quan trọng, thiết yếu của nền kinh tế, đơn cử như bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

DNNN đang thực sự đóng vai trò chi phối trong một số ngành, lĩnh vực quan trọng, thiết yếu của nền kinh tế, đơn cử như bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

DNNN đang thực sự đóng vai trò chi phối trong một số ngành, lĩnh vực quan trọng, thiết yếu đơn cử như bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Ảnh minh hoạ.

Theo đó, các nhà máy điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam chiếm khoảng 87% tổng sản lượng điện năng cung cấp cho xã hội, cơ bản đáp ứng đủ yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng.

"Cần đa dạng hoá hình thức đầu tư và khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân tham gia đầu tư các dự án điện phù hợp định hướng Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị. Tuy nhiên, cũng cần tiếp tục xác định vai trò nòng cốt, dẫn dắt của DNNN trong triển khai thực hiện Quy hoạch điện, đầu tư các dự án lớn, quan trọng và nên có cơ chế giao các DNNN làm chủ đầu tư các dự án", ông Thành đề xuất.

Chủ tịch EVN kiến nghị, để nâng cao năng lực cho DNNN, cần tiếp tục rà soát các quy định pháp luật, tăng cường phân cấp phần quyền cho doanh nghiệp.

“Các ngành lĩnh vực có tính chất quan trọng đề nghị có cơ chế giao các DNNN thực hiện vai trò dẫn đắt, “mở đường””, ông Thành đề xuất.

>>>PVN đề xuất sớm ban hành Luật Dầu khí sửa đổi

>>>Vietnam Airlines đề xuất Chính phủ "kiểm soát vĩ mô ngành hàng không"

Đại diện EVN cũng nhấn mạnh cần đẩy nhanh chuyển đổi số, trong đó DNNN giữ vai trò quyết định.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Thủ tướng Chính phủ với DNNN do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Thủ tướng Chính phủ với DNNN do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì.

Đặc biệt, để đảm bảo an ninh năng lượng, đại diện EVN cũng đề nghị giao các DNNN giữ vai trò chủ chốt trong đầu tư phát triển hạ tầng năng lượng, các dự án quan trọng, giữ vai trò dẫn đắt trong nghiên cứu công nghệ phát điện, tích trữ năng lượng.

Đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp điện lực như EVN, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh có 5 vấn đề cốt lõi.

Bên cạnh đó, mỗi điểm tăng trưởng kinh tế phải có đóng góp của 1,5 điểm tăng trưởng về điện. “Tăng trưởng ngành điện hơn 11% từ năm 2016-2020, trong 2 năm Covid  vừa qua tăng trưởng điện hơn 2%. Như vậy tăng trưởng ngành điện phải tăng trưởng hơn 10% năm 2022 nếu chúng ta đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5%”, Thủ tướng yêu cầu ngành điện.

Có thể bạn quan tâm

  • PVN đề xuất sớm ban hành Luật Dầu khí sửa đổi

    14:59, 24/03/2022

  • Đề xuất chính sách để DNNN tiếp cận vốn vay ưu tiên với các ngành đặc thù

    14:38, 24/03/2022

  • Vietnam Airlines đề xuất Chính phủ "kiểm soát vĩ mô ngành hàng không"

    10:18, 24/03/2022

  • Xốc lại "quả đấm thép" của nền kinh tế

    09:31, 24/03/2022

THY HẰNG