Vì sao các “gã khổng lồ” công nghệ sẵn sàng từ bỏ Nga?

NGUYỄN CHUẨN 28/03/2022 04:00

Thực tế cho thấy, họ đang có những toan tính khác nhau kể cả khi phải mất một phần của doanh thu hàng tỷ đô la nếu loại bỏ tất cả các dịch vụ khỏi Nga.

>>>Tại sao các nhà sản xuất dầu của Mỹ không tăng sản lượng?

Google News bị chặn ở Nga

Mới đây, Nga đã ban bố một lệnh cấm Google News, trang web tổng hợp tin tức tự động được cung cấp bởi Google.

Động thái này diễn ra sau khi Google cho biết họ sẽ không giúp các trang web, ứng dụng và kênh YouTube bán quảng cáo cùng với các nội dung được cho là khai thác, bác bỏ hoặc dung túng cho cuộc xung đột ở Ukraine. Đầu tháng này, “gã khổng lồ” công nghệ cũng tuyên bố ngừng bán tất cả các quảng cáo trực tuyến ở Nga.

Google News, trang web tổng hợp tin tức tự động được cung cấp bởi Google đã bị chặn ở Nga.

Google News, trang web tổng hợp tin tức tự động được cung cấp bởi Google đã bị chặn ở Nga.

Trong khi, cơ quan quản lý truyền thông của Nga cũng đã cáo buộc dịch vụ tổng hợp tin tức này đã lan truyền thông tin sai lệch về cuộc chiến của Nga ở Ukraine, hãng thông tấn Nga Interfax cho biết vào tuần trước.

Lệnh cấm này được cho là theo yêu cầu từ văn phòng tổng công tố Nga. “Nguồn tin tức trực tuyến của Mỹ được đề cập đã cung cấp quyền truy cập vào nhiều ấn phẩm và tài liệu chứa thông tin quan trọng không xác thực và công khai về quá trình hoạt động quân sự đặc biệt trên lãnh thổ Ukraine”, Interfax dẫn lời cơ quan quản lý cho biết.

Trên thực tế, động thái này cũng phù hợp với mong muốn của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong việc “kiểm soát chặt chẽ các thông tin được tường thuật tới công dân Nga”. Trong khi, các nền tảng như Google lại chặn các cửa hàng liên kết với Điện Kremlin, điều này khiến cho các nền tảng truyền thông kỹ thuật số như Google là một mối đe dọa đối với sự kiểm soát đó.

Vì lẽ đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký một đạo luật vào đầu tháng 3 vừa qua, theo đó việc phát tán "tin tức giả" về quân đội Nga có thể bị phạt tới 15 năm tù.

Tuần trước, một tòa án Nga đã cấm Facebook và Instagram ở nước này sau khi phát hiện họ phải chịu trách nhiệm về “các hành động cực đoan”. Phán quyết được đưa ra sau khi Meta, công ty mẹ của Facebook cho biết, họ sẽ nới lỏng các chính sách về ngôn từ kích động thù địch để cho phép người dùng ở Ukraine bày tỏ tình cảm bạo lực đối với các nhà lãnh đạo và binh lính Nga trong bối cảnh chiến tranh đang diễn ra.

Vậy là sau các động thái “dứt áo ra đi” của những Apple, Amazon, Microsoft và Meta, Google là “gã khổng lồ” công nghệ tiếp theo của Mỹ có thể sẽ không tìm kiếm sự tăng trưởng tại thị trường này.

  • Các “gã khổng lồ” dầu mỏ đang kiếm bộn tiền!
  • Khủng hoảng Nga-Ukraine và nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu

Nhưng, vì sao họ không mặn mà với Nga?  

Có lẽ đầu tiên mọi thứ đều liên quan đến lợi nhuận. Bất cứ một ông lớn nào cũng đều đặt vấn đề lợi nhuận lên hàng đầu. Nhưng, khi nói đến tiền, cả Apple, Amazon, Meta và Google có tương đối ít mối quan hệ với thị trường Nga.

Các

Các " gã khổng lồ" công nghệ như Apple, Amazon, Meta và Google đang chạy khỏi thị trường Nga.

Thị trường Nga chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng doanh thu hàng năm của các công ty công nghệ, trái ngược với các công ty dầu khí, quốc phòng và dịch vụ tài chính có thể mất nguồn doanh thu khổng lồ và đối tác quan trọng khi họ cắt đứt các dự án ở Nga. 

Theo ước tính của một nhà phân tích, Apple, Google, Meta và Netflix sẽ mất từ 1% đến 2% doanh thu hàng tỷ đô la của mình nếu họ loại bỏ tất cả các dịch vụ khỏi Nga. 

Nhưng, Google, Facebook, Apple và cả Amazon đều đang phải đối mặt với phản ứng dữ dội ở Mỹ khi các nhà lập pháp xem xét kỹ lưỡng sự thống trị thị trường và vai trò của họ trong việc truyền bá thông tin sai lệch trên toàn thế giới. Và hành động “dứt áo ra đi” này đối với Nga có thể giúp họ tăng thêm một số thiện chí với các nhà hoạch định chính sách đã chỉ trích họ.

Động thái này của các công ty công nghệ Mỹ, vừa nhằm xoa dịu các nhà hoạch định chính sách trên khắp thế giới, bao gồm cả ở Mỹ và châu Âu, mà vừa không làm tổn hại nghiêm trọng đến lợi nhuận của họ tại các nơi này. Một mũi tên trúng cả hai đích.

Trong số các gã khổng lồ công nghệ, Apple đã có hành động sâu rộng nhất chống lại Nga, ngừng tất cả các hoạt động bán hàng trong khu vực và loại bỏ các phương tiện truyền thông RT và Sputnik do Điện Kremlin kiểm soát khỏi cửa hàng ứng dụng của mình. Thực tế thì doanh thu của Apple tại Nga vào năm 2020 đạt khoảng 2,5 tỷ USD, chiếm chưa đến 1% tổng doanh thu của họ trong năm đó.

Apple đã có hành động sâu rộng nhất chống lại Nga.

Apple đã có hành động sâu rộng nhất chống lại Nga.

Dan Ives, một nhà phân tích ngành công nghệ của công ty đầu tư Wedbush Securities, cho biết các công ty công nghệ lớn từ lâu mới chỉ “nhúng chân vào thị trường Nga”. 

Ives cho rằng: “Đối với những công ty công nghệ này, Nga giống như một miếng bánh vụn trên bàn ăn, so với miếng bánh tổng thể. Kể cả khi họ rút lui hoàn toàn khỏi thị trường Nga, các nhà đầu tư sẽ chào đón với những vòng tay rộng mở”.

Có thể bạn quan tâm

  • Điều gì khiến thỏa thuận Nga - Ukraine vẫn bế tắc?

    Điều gì khiến thỏa thuận Nga - Ukraine vẫn bế tắc?

    05:15, 26/03/2022

  • Căng thẳng Nga - Ukraine

    Căng thẳng Nga - Ukraine "phủ bóng" lên hội nghị thượng đỉnh các nền kinh tế lớn

    03:05, 25/03/2022

  • Chiến sự Nga - Ukraine: NATO bắt đầu tham chiến?

    Chiến sự Nga - Ukraine: NATO bắt đầu tham chiến?

    08:39, 24/03/2022

  • Vai trò dầu mỏ với chiến sự Nga - Ukraine

    Vai trò dầu mỏ với chiến sự Nga - Ukraine

    05:12, 23/03/2022

  • Xung đột Nga - Ukraine và hoạt động khoan dầu của Việt Nam

    Xung đột Nga - Ukraine và hoạt động khoan dầu của Việt Nam

    04:22, 14/03/2022

  • Xung đột Nga - Ukraine: Những tác động đối với doanh nghiệp Việt Nam

    Xung đột Nga - Ukraine: Những tác động đối với doanh nghiệp Việt Nam

    04:00, 13/03/2022

  • Doanh nghiệp gỗ Việt

    Doanh nghiệp gỗ Việt "ngấm đòn" xung đột Nga - Ukraine

    03:11, 11/03/2022

NGUYỄN CHUẨN