Tái cơ cấu DNNN: Vinachem từng bước "thoát lầy"

THY HẰNG 05/04/2022 11:37

Tiết giảm chi phí, rà soát cắt giảm chi phí không cần thiết, hợp lý hóa quy trình sản xuất và ứng dụng công nghệ…là những giải pháp Vinachem áp dụng.

>>>Tái cơ cấu DNNN: EVN đề xuất bán dự án yếu kém cho ngân hàng

Theo ông Nguyễn Hữu Tú, Thành viên HĐTV Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam (Vinachem) cho biết, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam có 4 dự án, trong đó có 2 dự án phân bón Ure với tổng công suất 1,06 triệu tấn, 2 dự án phân bón phức hợp DAP với tổng công suất 660.000 tấn.

dự án DAP Hải Phòng

Dự án DAP Hải Phòng đã đủ điều kiện để đưa ra khỏi danh sách 12 dự án yếu kém ngành Công Thương.

Trong thời gian vừa qua, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã bám sát sự chỉ đạo, đặc biệt là chương trình hành động 4269, các kết luận phiên họp của Ban Chỉ đạo Chính phủ để triển khai các nhóm giải pháp tháo gỡ khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh.

Về phía 4 đơn vị của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cũng đã thành lập 1 Ban Chỉ đạo thường xuyên chỉ đạo vấn đề này, trực tiếp Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV là Trưởng Ban Chỉ đạo, các tổ chỉ đạo tại 4 đơn vị này và đưa ra các giải pháp, thực hiện từ khâu quản trị nguyên liệu đầu vào, quản trị sản xuất và quản trị quy trình đầu ra.

Sau sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các bộ, ngành thì năm 2021 các dự án của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã có sự chuyển biến rõ nét so với năm 2020.

Cụ thể dự án DAP Hải Phòng đã đủ điều kiện để đưa ra khỏi danh sách 12 dự án, hiện tại kinh doanh bền vững.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam sẽ tiếp tục chỉ đạo để đưa ra các phương án bảo toàn bền vững hơn nữa, bảo toàn vốn Nhà nước, thực hiện nghĩa vụ khác nữa.

Ba dự án còn lại, đến năm 2021, dự án đạm Hà Bắc lần đầu tiên sau 5 năm đi vào vận hành và đã có lãi. Dự án đạm Ninh Bình và dự án DAP số 2 Lào Cai cũng đã cắt lỗ hàng nghìn tỷ.

>>>Xử lý dứt điểm doanh nghiệp nhà nước yếu kém

>>>PVN đề xuất sớm ban hành Luật Dầu khí sửa đổi

Để có được những thành quả đó, những giải pháp cụ thể mà Tập đoàn Hoá chất áp dụng như ông Nguyễn Hữu Tú cho biết là thực hiện ngay việc tiết giảm chi phí, rà soát lại toàn bộ chi phí không cần thiết để cắt giảm.

dự án đạm Hà Bắc lần đầu tiên sau 5 năm đi vào vận hành và đã có lãi

Dự án đạm Hà Bắc lần đầu tiên sau 5 năm đi vào vận hành và đã có lãi.

Thứ hai là thực hiện hợp lý hóa quy trình sản xuất ở tất cả các khâu. “Ở đây chúng tôi rà soát các quy trình và con người cũng như những vướng mắc tại 1 trong 4 dự án. Ví dụ số lượng đầu mối từ khi bước vào dự án là 32 thì đến thời điểm này còn 24 đầu mối”, ông Nguyễn Hữu Tú cho biết.

Cùng với đó, Tập đoàn tiếp tục cắt giảm, ứng dụng công nghệ thông tin, hợp lý hóa quy trình sản xuất. Số lượng định biên lao động ban đầu là khoảng hơn 2.000, bắt vào dự án còn 1.700, giờ chỉ còn hơn 1.200 (bằng 60% định biên)… Những công việc này chúng tôi thường xuyên rà soát.

Ngoài ra, về quản trị chi phí nguyên liệu đầu vào, giờ đã tiệm cận các mức nghiệm thu.

Ông Tú cho biết, thuận lợi của Tập đoàn Hóa chất là có 2 đơn vị phân đạm sản xuất urea và DAP nên dễ dàng so sánh để đưa ra những phương án tối ưu trong quản trị và sản xuất. Ngoài ra, cũng áp dụng công nghệ thông tin để tăng cường công tác quản trị…

Có thể bạn quan tâm

  • Tái cơ cấu DNNN: EVN đề xuất bán dự án yếu kém cho ngân hàng

    13:55, 05/04/2022

  • Xử lý dứt điểm doanh nghiệp nhà nước yếu kém

    04:00, 03/04/2022

  • “Cởi trói” cơ chế cho DNNN

    02:00, 28/03/2022

  • Cổ phần hoá DNNN: Tách đất đai khỏi phần giá trị doanh nghiệp

    11:00, 27/03/2022

  • Khơi thông nguồn lực mới cho DNNN

    02:26, 27/03/2022

  • Kiến nghị giao DNNN giữ vai trò chủ chốt trong phát triển hạ tầng năng lượng

    00:00, 25/03/2022

THY HẰNG