Khai thác hiệu quả “Chỉ dẫn địa lý Ninh Thuận” cho sản phẩm nho
Với nhiều giải pháp đẩy mạnh sản xuất nho theo hướng bền vững, tỉnh Ninh Thuận đã từng bước nâng cao giá trị, góp phần quãng bá thương hiệu cây nho.
Năm 2012, nho Ninh Thuận được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Chứng nhận chỉ dẫn địa lý, góp phần nâng vị thế sản phẩm nho lên tầm cao mới.
Hiện tổng diện tích nho toàn tỉnh Ninh Thuận trên 1.220 ha, tập trung ở các huyện: Ninh Phước, Ninh Hải, Ninh Sơn và TP Phan Rang-Tháp Chàm… Tổng giá trị nho thu hàng năm khoảng 830 tỉ đồng, chiếm khoảng 20% tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp, trong khi diện tích trồng nho chỉ chiếm gần 3%.
Với mục tiêu xây dựng hệ thống tổ chức quản lý, sản xuất, thương mại và hệ thống quản lý chất lượng cho sản phẩm nho mang chỉ dẫn địa lý “Ninh Thuận” của tỉnh Ninh Thuận; nghiên cứu thị trường, quảng bá, giới thiệu phát triển giá trị quyền đối với chỉ dẫn địa lý “Ninh Thuận” cho các sản phẩm nho của tỉnh Ninh Thuận; hỗ trợ phát triển kinh doanh, đưa sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh của sản phẩm... tỉnh Ninh Thuận đã chủ động, chủ trì, huy động sự tham gia, phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành liên quan của địa phương và tổ chức tập thể các nhà sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm để thực hiện dự án.
Có thể bạn quan tâm
Xây dựng chỉ dẫn địa lý “Hàm Yên” cho cam sành
22:10, 02/12/2019
Bảo hộ Chỉ dẫn địa lý “Kỳ Sơn” cho sản phẩm gừng
14:53, 18/11/2019
Công bố chỉ dẫn địa lý “Vĩnh Châu” cho sản phẩm hành tím của tỉnh Sóc Trăng
16:18, 10/11/2019
Theo Đề án “Phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh giai đoạn 2011-2020”, cây nho vẫn được tỉnh Ninh Thuận tiếp tục xác định là cây trồng chủ lực. Định hướng đến năm 2020, diện tích nho phải đạt 2.553 ha, sản lượng đạt 70.000 tấn, trong đó: nho ăn trái 2.333 ha, sản lượng 69.450 tấn; nho rượu: 220 ha, sản lượng 550 tấn…
Quy hoạch đã phân vùng trồng nho tập trung ứng dụng công nghệ cao, xây dựng quy trình trồng nho an toàn theo hướng hữu cơ sinh học cho 2 giống nho xanh, nho đỏ và 3 vùng sản xuất nho chất lượng cao, theo tiêu chuẩn VietGAP, với diện tích hơn 100ha. Ở từng địa phương, áp dụng các mô hình sản xuất phù hợp, góp phần làm đa dạng sản phẩm nho. Chẳng hạn, huyện Ninh Phước chú trọng sản xuất nho ăn tươi, huyện Ninh Hải xây dựng thành công mô hình trồng nho kết hợp du lịch miệt vườn, tạo chuỗi giá trị gia tăng; ở Ninh Sơn lại tập trung phát triển vùng nho nguyên liệu rượu vang ở xã Mỹ Sơn.
Những cơ sở sản xuất nho theo tiêu chuẩn VietGAP như Cơ sở sản xuất nho Ba Mọi, xã Phước Thuận (Ninh Phước), Hợp tác xã Nho VietGAP, xã Xuân Hải (Ninh Hải), Hợp tác xã Nho Evergreen, phường Văn Hải (Tp. Phan Rang-Tháp Chàm) đã triển khai áp dụng tem truy xuất nguồn gốc sản xuất đã tạo được niềm tin của người tiêu dùng an tâm sử dụng sản phẩm chất lượng cao.
Hiện một số nhà vườn, chủ trang trại đã kết hợp giữa việc sản xuất và tạo điều kiện cho du khách tham quan, khám phá, trải nghiệm ngay tại vườn mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Vườn nho Ba Mọi ở thôn Hiệp Hòa, xã Phước Thuận (Ninh Phước) mỗi năm đón hàng chục ngàn lượt khách đến tham quan, trải nghiệm. Khách đến đây sẽ được tìm hiểu về lịch sử cây nho, kỹ thuật trồng, thu hái, đặc biệt là thưởng thức nho tươi và các sản phẩm chế biến từ nho như mứt nho, rượu vang nho…
Ông Nguyễn Văn Mọi, chủ cơ sở cho biết, nhiều du khách rất thích khi được trải nghiệm thực tế tại vườn nho bởi vì họ chưa bao giờ được nhìn tận mắt thấy cây nho, cách trồng nho. Khách du lịch khi vào vườn sẽ được tận tay chọn lựa và cắt những chùm nho ưng ý với giá cả phải chăng. Ngoài ra, khách còn được chụp hình dưới vườn nho, thưởng thức những trái nho tươi, siro nho ngay tại vườn…
Với quyết tâm tạo ra chuỗi giá trị mới từ sản phẩm nho, thời gian qua, tỉnh Ninh Thuận đã ban hành các chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến nho. Hiện nay, trên địa tỉnh có 3 đơn vị lớn chuyên chế biến rượu nho, đó là Công ty Vang nho Thăng Long, Công ty Thực phẩm Lâm Đồng, Trung tâm Tư vấn Phát triển công nghệ Nha Hố cho ra những dòng sản phẩm chất lượng đạt chuẩn quốc tế.
Ngoài ra, có khoảng 200 cơ sở sản xuất hộ gia đình và doanh nghiệp tư nhân cũng tham gia chế biến các sản phẩm từ nho, như: nho sấy, vang nho, mứt nho, nước nho lên men… đã tạo được tên tuổi thị trường trong và ngoài tỉnh, góp phần nâng cao giá trị kinh tế cũng như vị thế cây nho Ninh Thuận.