Thương hiệu đỉnh cao - “Giải ngố” về câu chuyện thiết kế Logo X (Bài 1)

Chuyên gia thương hiệu VÕ VĂN QUANG 03/04/2021 10:33

Trên mạng xã hội những ngày gần đây ồn ào chuyện thiết kế đổi logo X do chuyên gia Nhật thực hiện.

Xin mách nước các bạn 3 nguyên tắc cấu thành cái gọi là logo: 1) Word, 2) Shape và 3) Color... một lý thuyết cơ bản trong xây dựng ý niệm và thiết kế nhận diện thương hiệu.

Đây không phải là trò PR bỏ tiền để tạo viral như một số bạn nghĩ, dù sự thật diễn ra như vậy mà đây là sự thay đổi chuyên nghiệp, rất chuyên nghiệp...

Nguyên lý WORD-SHAPE-COLOR

Tôi phân tích từ quy trình chuẩn của một công ty thiết kế hàng đầu (Châu Á) của Australia nơi mình từng làm giám đốc điều hành + tư vấn trưởng (brand strategist) tại Việt Nam, trong mạng lưới có văn phòng tại Beijing và Shanghai nên cũng thường xuyên theo dõi và trao đổi với các đồng nghiệp về các dự án bên đó...

Xiaomi tốn 7 tỷ đồng để biến logo từ vuông thành tròn, đẩy cỡ chữ to hơn.

Xiaomi tốn 7 tỷ đồng để biến logo từ vuông thành tròn, đẩy cỡ chữ to hơn.

Mình đánh giá quá trình nâng cấp evolution này dựa trên 3 nguyên lý cơ bản nêu trên.

Về thành phần word-mark thì phân tích thấy ổn giữa ý nghĩa, tính cách và ngữ âm quốc tế (brand phonetic) mà nó đại diện mà thật ra brand phonetic trường hợp này như đã mặc định, không đưa vào phạm vi dự án của tác giả người Nhật nhà thiết kế Kenya Hara.

Trung Quốc họ gặp đang rất nhiều khó khăn về Wordmark và Brand Phonetic trong xây dựng thương hiệu toàn cầu hoá. Mình từng theo dõi rất nhiều tình huống và phân tích ngay từ những thương hiệu đầu tiên (như Haier và chiến lược thay đổi Heier khi vào Việt Nam )... và thực tế trong ngành ô-tô họ vẫn khao khát có những cái tên đẹp chinh phục thế giới mà vẫn chưa thành công...

Phần thứ 2 là Color-mark, với hiệu quả lâm lý tích cực khác biệt và gần gũi logo X hầu như đã chinh phục sự đánh giá và nỗ lực muốn thay đổi khác đi. Thậm chí bạn còn có thể so sánh hay tìm hiểu về sự hài hoà (ghi nhớ triết lý của chữ Hoà trong văn hoá Á Đông) tính cách thương hiệu, tên gọi và khách hàng mục tiêu của nó để không khó nhận thấy tính hợp lý.

Nhưng cuối cùng bạn cần phải thực nghiệm trên bộ chuẩn màu Pantone gồm hàng vài nghìn màu sắc (tone) khác nhau là vật bất ly thân của mọi nhà thiết kế, từ Âu, Mỹ sang A. Ngay từ 1995 khi còn ngồi cặm cụi thiết kế hàng loạt nhãn hàng đầu tiên tại Unilever VN, bản thân tôi cũng đã dùng bảng màu Pantone và thuộc lòng cách phối màu CMYK hay RGB... kể cả những bài học tâm lý màu sắc do sếp tôi là chuyên gia người Pháp chỉ dạy (anh Pierrer Louise Delapalme)

Như vậy các bạn thấy logo X trước đó đã khá ổn, cụ thể là về Word, Shape...

Vậy tại sao họ mất 5 năm (2017-2021) để làm việc thay đổi này?

(Còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

  • Các chiêu trò “cá tháng 4” của các thương hiệu

    03:00, 02/04/2021

  • Khẳng định chất lượng và thương hiệu hạt gạo Việt Nam

    21:33, 28/03/2021

  • VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG: Tự tin thương hiệu trong tầm nhìn 2045

    06:30, 23/03/2021

  • Nhìn lại “cơn bão” thương hiệu bán lẻ đổ bộ vào Việt Nam trong nửa thập kỷ qua

    15:00, 13/03/2021

  • Đổi thương hiệu thích ứng mùa dịch, “mỗi nhà một cách”!

    04:20, 08/03/2021

  • Đổi tên thương hiệu Big C, Central Retail nói gì?

    13:27, 04/03/2021

Chuyên gia thương hiệu VÕ VĂN QUANG