Quyền lực của thương hiệu
Với sự thăng hạng giá trị thương hiệu quốc gia, chúng ta có quyền tin tưởng sẽ không còn tình trạng thương hiệu sản phẩm made in Vietnam còn có lúc bị nhiều người tiêu dùng “gọi nhầm tên”.
Trước đây vài năm, hẳn không ai dám tin sẽ có ô tô Made in Vietnam. Thế nhưng, niềm tự hào dân tộc “lên ngôi” khi hoa hậu Thúy Vi cùng siêu sao David Beckham giới thiệu VinFast–mẫu xe ô tô thương hiệu Việt gây choáng ngợp cả những ai đến “hội chợ xe” Paris Moto Show 2018. Và gần đây là dự báo của Bloomberg về việc Vinfast dự kiến sẽ huy động khoảng 2 tỷ USD khi IPO tại Mỹ.
Niềm tin vào giá trị thương hiệu Việt không chỉ dành riêng cho VinFast, do đó, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để kỳ vọng nhiều hơn. Báo cáo của Brand Finance cho biết, năm 2020 Việt Nam là một trong các quốc gia có mức tăng trưởng giá trị thương hiệu nhanh nhất thế giới (tăng 29% so với năm 2019, lên 319 tỷ USD).
Nhờ đó, giá trị thương hiệu quốc gia của Việt Nam đã tăng 9 bậc, lên vị trí thứ 33 trong top 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất trong ASEAN được nâng hạng trong bảng xếp hạng quyền lực mềm toàn cầu từ 50/60 lên 47/105 quốc gia được xếp hạng (Báo cáo chỉ số quyền lực mềm toàn cầu 2021).
Có thể bạn quan tâm
Thương hiệu đỉnh cao - “Giải ngố” về câu chuyện thiết kế Logo X (Bài 2)
11:04, 04/04/2021
Thương hiệu đỉnh cao - “Giải ngố” về câu chuyện thiết kế Logo X (Bài 1)
10:33, 03/04/2021
Traphaco xác lập kỷ lục Việt Nam “Công ty dược số 1 về thuốc Đông dược”
07:08, 30/03/2021
Công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 7
21:26, 25/11/2020
Văn hóa doanh nghiệp, yếu tố quan trọng trong kinh doanh
15:29, 10/11/2020
Vingroup là doanh nghiệp tư nhân được yêu thích nhất Việt Nam
14:41, 29/09/2020