Giải pháp mới nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trước thềm CPTPP
Thạc sĩ Vũ Tuấn Anh - Chuyên gia tư vấn và đào tạo chuyển đổi số doanh nghiệp cho biết, các công ty, tập đoàn chuẩn bị cho sự chuyển đổi 4.0 rất lớn.
Nói đến 4.0 chúng ta nói nhiều đến big data, trí tuệ nhân tạo,…. "Hương Việt đã hiện thực hóa giấc mơ của tôi về e-learning" - ông Tuấn Anh nói.
Theo ông Tuấn Anh, có lẽ, chúng ta nhìn nhận Cách mạng Công nghiệp 4.0 rất thực dụng vì chúng ta kinh doanh. Vậy Big Data ảnh hưởng như thế nào đến cách thức vận hành kinh doanh thì chúng ta cần quan tâm câu chuyện chuyển đổi số. Cách đây vài năm key world là khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. Giờ đây câu chuyện 4.0 trở thành từ khóa hot. Khi chúng ta khởi nghiệp thì chúng ta cần quan tâm đến vấn đề công nghệ.
"Theo tôi quan sát, mấy năm nữa key world của chúng ta chính là quá trình chúng ta chuyển đổi số. Hiểu đơn giản, trước đây chuyển đổi số được thực hiện theo hướng truyền thống là đào tạo. Nay, chúng ta cần tư duy đào tạo không giới hạn không gian, thời gian, và đối với hệ thống của Hương Việt thì đào tạo là mọi lúc mọi nơi. Giải pháp của Hương Việt là chuyển đổi số từ đào tạo truyền thống sang đào tạo số" - ông nói.
"Khi nói về chuyển đổi số, tôi nghĩ chị Mai rất quan tâm trong thời gian tới đó chính là câu chyện chuyển đổi nhân lực số bởi trong 1 doanh nghiệp có 4 yếu tố là cơ cấu, quy trình, con người và công nghệ. Khi công nghệ thay đổi như các hãng taxi công nghệ cho phép người đặt hàng tương tác với nhân viên thì người nhân viên đó cần phải có kĩ năng khác hay còn gọi là kỹ năng số" - ông Tuấn Anh cho biết.
Theo ông, khi nói vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cần định hướng: kỹ năng truyền thống (giao tiếp, làm việc nhóm); kỹ năng số (nhân viên có tinh thần chiến binh, tinh thần start up, đổi mới sáng tạo, quản trị thông tin). Về kỹ năng mềm, đòi hỏi sự toàn vẹn tức là có đủ kỹ năng từ giao tiếp, giải quyết vấn đề, chăm sóc khách hàng,….
"Câu nói 80% thành công là ở kỹ năng mềm, theo tôi là đúng nhưng chưa đủ. Tôi cho rằng, 80% thành công nhờ kỹ năng mềm chỉ đúng nếu bạn sở hữu hard skills đầy đủ" - ông Tuấn Anh nói.
Nhân sự là tổng hòa của thái độ, kỹ năng, tri thức và mối quan hệ của 3 yếu tố đó phải theo cấp số nhân. Chỉ 1 yếu tố bằng 0 thì tổng hợp sẽ bằng 0. Chính vì vậy điều này đòi hỏi đào tạo đầy đủ. Câu chuyện e-learning phù hợp với đào tạo thế kỷ 4.0. Giờ đây cần kết hợp đào tạo trên lớp và e-learning.
Nếu nhìn vào một doanh nghiệp có 3 phần: nhân viên cấp nhỏ nhất, quản lý cấp trung và cấp lãnh đạo. Doanh nghiệp nước ngoài tập trung e-learning cho tầm rộng và quản lý cấp trung để tiết kiệm tiền đầu tư cho cấp cao hơn là đội ngũ lãnh đạo cấp cao. E-learning tốt về chiến lược, vận hành, giúp số hóa đào tạo trong doanh nghiệp và nên áp dụng rộng trong cả xã hội.
Ngay sau phần chia sẻ của các diễn giả đã có rất nhiều câu hỏi được gửi tới các khách mời.
Đại diện Công ty TNHH Elearning Studio đặt câu hỏi: Làm thế nào để thích nghi chương trình đào tạo điện toán đám mây với tất cả các công ty tại thị trường Việt Nam?
Bà Nguyễn Thị Nhàn – Giám đốc dự án CLS - Cloud Learning System trả lời: Trước khi đưa hệ thống điện toán đám mây trực tuyến E – learning ra thị trường, công ty cũng đã nghiên cứu rất nhiều doanh nghiệp trên thị trường để có tính tương thích cao nhất. Theo đó, với doanh nghiệp lớn tại Việt Nam thì có thể triển khai dự án ở quy mô lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể sử dụng hệ thống với quy mô phù hợp và đặc biệt là chi phí rẻ. Hiện nay, chi phí triển khai hệ thống này tại Việt Nam chỉ bằng khoảng 10% hệ thống khi triển khai ở nước ngoài.
Đại diện doanh nghiệp hỏi: Với tốc độ cải thiện nguồn nhân lực như hiện tại thì doanh nghiệp Việt có kịp thích ứng với CPTPP không?
Bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành Navigos Seach Việt Nam: Quan sát cho thấy doanh nghiệp tại Việt Nam đã có những động thái tích cực trong việc đưa ra giải pháp nâng cao cũng như tìm ứng viên tiềm năng. Có điều là doanh nghiệp Việt còn sử dụng phương pháp đào tạo truyền thống như tổ chức lớp và đào tạo kỹ năng cần thiết cho các khối lượng nhân viên; đào tạo chuyên môn sử dụng nguồn lực nội tại nhiều... Doanh nghiệp FDI có sự chuẩn bị nhanh hơn trong xu hướng về số hóa, họ sẵn sàng đưa nhân viên ở nước ngoài sang nước bản địa để đào tạo.
Ông Ngô Xuân Liễu - Giám đốc trung tâm quốc gia về dịch vụ việc làm (Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội) chia sẻ: Chúng ta nói nhiều về kỹ năng cứng và kỹ năng mềm nhưng lại ít nói về kỹ năng số. Tôi cho rằng kỹ năng số nếu biết nhiều thì càng tốt. Đã đến lúc nên tuyên truyền và giáo dục nhiều hơn về kỹ năng số. Theo ông, kỹ năng số chủ yếu xoay quanh 3 yếu tố chính cấu thành là: hiểu biết, sử dụng, sáng tạo.
Bà Nguyễn Phương Mai - Giám đốc điều hành Navigos Seach Việt Nam: Chúng ta nhận thức được tầm quan trọng trong việc chủ động trang bị kỹ năng cần thiết, kiến thức về chuyển đổi số và kỹ năng công nghệ. Do đó, chúng ta nên chủ động và học hỏi kỹ năng cho mình, chủ động trang bị thì ứng viên sẵn sàng hơn trong tương lai.
Thạc sĩ Vũ Tuấn Anh - Chuyên gia tư vấn và đào tạo chuyển đổi số doanh nghiệp: doanh nghiệp hiện nay thường tối thiểu hoá chi phí thay vì tối ưu hoá hiệu suất của người lao động. Ví dụ, người làm công tác đào tạo trong doanh nghiệp nếu dùng hệ thống của Hương Việt phải tư nâng cao trình độ lên. Đây cũng chính là thách thức khi áp dụng E – learning vào doanh nghiệp.
Xem bài tường thuật TẠI ĐÂY.