Trông đợi gì từ lãnh đạo trẻ?

Mỹ Huyền 13/08/2018 15:00

Nhiều công ty, đặc biệt là các công ty đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) rất cởi mở mời thế hệ trẻ về để đào tạo lực lượng quản lý mới.

Thế hệ millennials (thế hệ trẻ) có đòi hỏi rất cao. Việc đòi hỏi này có mặt tiêu cực lẫn mặt tích cực. Việc thế hệ trẻ sở hữu lượng bằng cấp trong tay khi còn rất trẻ sẽ dẫn đến việc các bạn dễ đòi hỏi lương bổng và điều kiện làm việc để tương xứng với kiến thức họ, có đôi khi là tiêu cực khi các bạn chưa chứng minh được khả năng của mình.

Các nhân sự trẻ Việt Nam đang mong đợi sự chào đón của doanh nghiệp và sẵn sàng xác định mình cần cống hiến chứ không đơn thuần đòi hỏi

Các nhân sự trẻ Việt Nam đang mong đợi sự chào đón của doanh nghiệp và sẵn sàng xác định mình cần cống hiến chứ không đơn thuần đòi hỏi

Có thể bạn quan tâm

  • SHB và Manchester City tổ chức chương trình đào tạo Nhà lãnh đạo trẻ

    16:30, 15/12/2017

  • 4 yếu tố giúp nhà lãnh đạo trẻ sớm thành công

    04:16, 02/11/2017

  • 10 bí quyết để nhà lãnh đạo trẻ được tôn trọng

    07:36, 11/10/2017

  • Khan hiếm nhân sự cao cấp

    04:08, 12/08/2018

  • Sabeco “thay máu” nhân sự cao cấp

    12:30, 10/06/2018

  • Nhân sự cao cấp ngành IT tiếp tục được "săn đón" trong 2018

    11:21, 08/12/2017

  • Doanh nghiệp Việt trả lương tháng vài trăm triệu vẫn không tìm được nhân sự cao cấp

    05:13, 12/10/2017

  Mặt tích cực của tính đòi hỏi này là các bạn cũng sẽ đòi hỏi bản thân mình rất cao và rất chịu dấn thân vào các rủi ro giống như trong một startup vậy - các chuyên gia nhân sự đánh giá.

Millennials thu hút nhà tuyển dụng 

Vân Nguyễn là Giám đốc của khối Kế hoạch khu vực Nam Á Thái Bình Dương của công ty FDI, Anheuser-Busch InBev khi chưa đầy 30 tuổi. Lãnh đạo trẻ cho hay, bạn hoàn toàn có quyền đặt vấn đề với cấp trên cấp học bổng cho mình học thạc sỹ Quản trị kinh doanh. Nhưng bạn hiểu nếu mình đòi hỏi điều đó ở công ty thì bạn phải có sẵn trong tay kế hoạch làm việc thu hoạch được từ học bổng này trong sáu tháng sắp tới.  

Bà Vũ Anh, Phó Tổng giám đốc khối Nhân sự quốc tế của công ty Central Group Việt Nam cho biết, có bạn millennials vào làm tại công ty sau khi thất bại với startup của mình đã bỏ tiền túi của mình vào việc của công ty, chỉ khi hoàn thành thành xong công việc mới quay lại yêu cầu công ty thanh toán. Bà Vũ Anh cho đây là cách mà thế hệ trẻ tự cho mình có đặc quyền làm những việc tạo ra giá trị.

Đó chỉ là một vài ví dụ mà thế hệ millennials tỏ ra tham vọng trong các đòi hỏi của mình và họ cũng hiểu rõ mình phải cống hiến được công ty những gì sau đó.

Theo nhận định chung của các chuyên gia, xu hướng tìm kiếm các nhà lãnh đạo tương lai trong những năm gần đây tập trung vào thế hệ millennials. Ông Hiếu Nguyễn, CEO của SEO Việt Nam đánh giá xu hướng này tập trung phần nhiều tại các công ty FDI, các công ty trong nước thì có các startup công nghệ sẽ cởi mở hơn với lớp trẻ. Doanh nghiệp đến thẳng các trường ĐH để tìm sinh viên xuất sắc hoặc chỉ người đi làm có một vài năm kinh nghiệm nhắm tới các vị trí CEO không chỉ trong nước mà còn trong khu vực.

Một số công ty hiểu rõ năng lực và tham vọng của người trẻ tuổi đã mở ra các khóa đào tạo người quản lý tương lai để thu hút các nhân tài trẻ, cách thức đào tạo nhà quản lý tương lai hiện nay cũng đã khác trước nhiều. Trong khi trước kia, các nhà quản lý tương lai được giao việc để cấp trên đánh giá năng lực học hỏi theo công việc đã được giao sẵn thì các khóa học quản lý này được thiết kế để thích nghi theo đặc điểm của millennials.

Doanh nghiệp dùng sức trẻ làm đòn bẩy

"Nói như vậy, không có nghĩa là công việc được trải thảm cho các bạn vào, mà các bạn phải cố gắng cật lực hơn những người khác" - bà Đào Lê Duyên, Giám đốc khối Nhân sự của công ty British American Tobacco chia sẻ và cho biết. "Các khóa học này trước đây kéo dài 2 năm, nay phải rút ngắn xuống 12 tháng vì các bạn trẻ không thích đầu tư vào các khóa đào tạo dài ngày. Đầu tiên các bạn cũng phải ra ngoài thị trường bán hàng, vào nhà máy làm việc, vào bộ phận mình ứng tuyển rồi mới được thử sức dần ở các cấp độ quản lý". 

Song song đó, các bạn cũng được giao các dự án phát sinh để phát triển khả năng giao tiếp, kết nối và phối hợp với các bên liên quan. Quan trọng nhất là các bạn phải bộc lộ được khả năng gây ảnh hưởng khi chưa có quyền ra lệnh và quyết định mà vẫn thuyết phục được mọi người đi theo quyết định của mình. Qua một quá trình nhiều thử thách trong thời ngắn, các bạn sẽ thấy rõ những tố chất mạnh của mình để phát triển kỹ năng lãnh đạo sẽ theo suốt con đường phát triển sự nghiệp của mình.

Bà Vũ Anh chia sẻ, tại công ty Central Group, chương trình này cung cấp người huấn luyện (coach) và người cố vấn (mentor) cho các quản lý tập sự. Những người này có trách nhiệm đón nhận tố chất của thế hệ trẻ, đó là tinh thần khởi nghiệp. Nội dung chương trình tập trung làm cách nào để các quản lý tập sự có thể thích thú việc mình làm. Sau 2 năm, 20 bạn được chọn từ 1.000 hồ sơ được thực nghiệm nhiều vị trí khác nhau và các bài đánh giá để định hướng 5 cánh cửa nghề nghiệp, trong đó mỗi nhóm có vài chục nhóm nghề nghiệp để các quản lý tập sự có thể chọn nhóm phù hợp cho mình.

Nói về chi phí để đào tạo nhân tài trẻ, bà Duyên chia sẻ rằng “lỗ nhiều hơn lời”. 80% quản lý tập sự còn trụ lại sau quá trình đào tạo cũng phải mất 5-10 năm mới phát huy hết khả năng vì các bạn sẽ đi rất nhanh trong các vị trí quản lý tầm thấp nhưng cỡ tầm trung trở lên sẽ mất nhiều thời gian hơn, và lúc đó còn chỉ khoảng 50% các bạn có thể trụ lại lâu như vậy. Do đó, việc đầu tư vào nhân tài cũng phải về lâu về dài mới nhận định được đầu tư của mình có lãi không.

Những khó khăn dành cho thế hệ trẻ không hề ít, các bạn muốn theo được tham vọng của mình phải cố gắng rất nhiều. Bà Thái Vân Linh, Giám đốc của VinaCapital khuyên các bạn trẻ phải nỗ lực thật nhiều để đạt được thành công dù có phải làm nhiều hơn, đi làm về trễ hơn. Hơn nữa các bạn nên học hỏi người bên cạnh, hỏi họ có cần giúp gì để có thêm kinh nghiệm, như vậy mới có đủ sự chuẩn bị để đón nhận cơ hội đến với mình.

Ghi nhận chia sẻ từ các chuyên gia và các bạn trẻ cho thấy, có vẻ như các doanh nghiệp FDI và đã quan tâm đến thế hệ trẻ, sẵn sàng sử dụng, mời gọi nhân tài trẻ làm lãnh đạo cho doanh nghiệp mình. Doanh nghiệp Việt thì sao? Đâu là lời giải bài toán cho "người kế thừa" mà thế hệ vàng các doanh nghiệp 1.0 -3.0 hiện nay đang đối mặt khi họ đã sắp đến tuổi mong muốn được nghỉ ngơi nhưng vẫn chưa tìm được đối tượng để đào tạo và "gửi gắm" doanh nghiệp, cơ ngơi ở thì tương lai?

Mỹ Huyền