Báo động kỹ năng tiếng Anh của nhân lực ngành Công nghệ thông tin

Kiều Vũ 14/11/2018 16:34

Đây là vấn đề đáng chú ý được doanh nghiệp nêu lên tại hội nghị kết nối sản phẩm, dịch vụ và nguồn nhân lực CNTT phục vụ sản xuất CNTT thương hiệu Việt tổ chức ngày 14/11.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông - Phan Tâm khẳng định: “Một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để nắm bắt được thời cơ mà chuyển đổi số, cách mạng 4.0 mang lại, xây dựng thành công chính quyền điện tử, công dân điện tử, phát triển ngành công nghiệp CNTT thành công là phải có nguồn nhân lực công nghệ thông tin (CNTT) với năng lực sáng tạo, trí tuệ cao, đạt chuẩn quốc tế, và đặc biệt là có khát vọng”.

Nhân lực CNTT “vừa thừa, vừa thiếu”

Theo số liệu báo cáo từ các địa phương về công nghiệp CNTT, số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực (bao gồm ngành công nghiệp phần mềm, nội dung số, phần cứng điện tử và dịch vụ CNTT) năm 2017 tăng 16,01% so với 2016. Ước tính trong 2017, tổng số lao động của ngành công nghiệp CNTT khoảng 922.000 người (tăng 22.5% so với 2016).

Bên cạnh nhu cầu phát triển kinh tế xã hội hiện nay như giao thông thông minh, thành phố thông minh, an toàn an ninh mạng… Việt Nam đã và đang là điểm đến của các công ty đa quốc gia lớn như Samsung, LG, Intel… Theo ông Phan Tâm, đây là yếu tố đẩy ngành công nghiệp CNTT Việt Nam phát triển, tăng nhu cầu về nhân lực.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông - Phan Tâm khẳng định: “Một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để nắm bắt được thời cơ mà chuyển đổi số, cách mạng 4.0 mang lại là phải có nguồn nhân lực CNTT

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông - Phan Tâm khẳng định: Một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để nắm bắt thời cơ mà chuyển đổi số, cách mạng 4.0 mang lại là phải có nguồn nhân lực CNTT đáp ứng

Ông Vũ Anh Tuấn – Tổng thư ký Hội Tin học TP HCM (HCA), Phó Chủ tịch Thường trực Ban Điều hành Hệ sinh thái khởi nghiệp ICT cung cấp những con số cho thấy bức tranh nguồn nhân lực với nhu cầu thị trường hiện này. Cụ thể: “Trong giai đoạn 2013 – 2015-2017, ngành CNTT ở TP Hồ Chí Minh cần khoảng 23.000 – 30.000 người lao động mỗi năm. Trong vòng 5 năm tới, cả nước cần thêm 411.000 người. Điều đó đủ cho thấy ngành này chưa bao giờ ngừng “cơn khát” nhân lực”.

Dự báo từ 2015 đến 2020, Việt Nam sẽ thiếu 400.000 nhân lực CNTT, tức mỗi năm nước ta sẽ thiếu 80.000 người. Trong khi đó, hiện mỗi năm thị trường chỉ cung cấp 32.000 sinh viên tốt nghiệp CNTT và các ngành liên quan CNTT – ông Tuấn cho hay.

Ở thực tế địa phương, ông Đặng Việt Dũng – Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng chia sẻ CNTT là ngành được Đà Nẵng xem là ngành mũi nhọn, dành nhiều sự ưu tiên, giá trị mang lại là rất lớn nhưng thực tế vẫn cho thấy nguồn nhân lực đang không đáp ứng được nhu cầu thị trường.

Có thể bạn quan tâm

  • Những khu phố thương mại sầm uất sẽ xuất hiện ở

    16:42, 14/11/2018

  • Chính phủ tiếp tục yêu cầu cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp

    16:04, 14/11/2018

  • Hội đồng quản trị DIC Hội An bị kiện ra tòa (Kỳ 5): Khuất tất chào bán cổ phiếu?

    16:03, 14/11/2018

  • Việt Nam cần hơn một triệu nhân lực CNTT vào năm 2020

    13:54, 18/09/2018

Trong khi đó, khi trình bày tham luận về hiện trạng phát triển nguồn nhân lực, ông Tô Hồng Nam - Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã dùng cụm từ “vừa thừa, vừa thiếu” để chỉ thực tế hiện nay. Theo ông, tín hiệu tích cực là xu hướng nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp tăng dần nhưng “doanh nghiệp luôn phàn nàn sinh viên yếu ngoại ngữ, kỹ năng mềm, thiếu kỹ năng làm việc nhóm…”.

Đáng chú ý, ông Nam nói về con số 72% sinh viên không có kỹ năng làm việc thực tế, mặc dù xét ở góc độ doanh nghiệp họ cần sinh viên tốt nghiệp ra trường là làm việc ngay, trong khi các trường đào tạo sinh viên có thể lựa chọn nhiều công việc.

Bà Nguyễn Hồng Ngọc – Giám đốc điều hành Công ty CP CN Cecomtech Việt Nam

Bà Nguyễn Hồng Ngọc – Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Công nghệ Cecomtech Việt Nam

Bà Nguyễn Hồng Ngọc – Giám đốc điều hành Công ty CP CN Cecomtech Việt Nam đồng quan điểm cung cầu nguồn nhân lực hiện nay rất mất cân đối. Con số tăng trưởng việc làm ngành IT kể từ 2015 đang gấp nhiều lần so với con liệu tăng trưởng về người tìm việc ngành IT (báo cáo của VietnamWorks: năm 2015 việc làm ngành IT tăng trưởng 47% mỗi năm trong khi tăng trưởng người tìm việc ngành này chỉ ở con số 8% mỗi năm).

Theo đại diện doanh nghiệp này, hiện trạng nguồn lực CNTT của nước ta cần những bước đánh giá khách quan để có những giải pháp. Với sự chênh lệch như vậy, nguyên nhân đến từ đâu? Bà cho là xuất phát từ những điểm hạn chế, thứ nhất: trình độ ngoại ngữ của sinh viên, khả năng nghe nói đọc hiểu tiếng anh trong ngành CNTT đang rất thấp.

Thậm chí các bộ giáo trình, tài liệu đào tạo trong doanh nghiệp chúng tôi cũng phải biên soạn ra tiếng việt, tuy nhiên,vấn đề phát sinh là không đáp ứng về ngôn ngữ khi phiên dịch do các thuật ngữ chuyên ngành sẽ không còn mô tả chính xác”, đại diện Công ty Cecomtech nói.

Bên cạnh kỹ năng ngoại ngữ, bà Ngọc còn chỉ ra hạn chế trong kỹ năng mềm. Thực tế tại doanh nghiệp cho thấy, sinh viên cũng cần phải có những khóa học về kỹ năng hoàn thành công việc, cách lên khung kịch bản hoàn thành công việc được giao.

Giám đốc Công ty Axon Active Việt Nam - ông Đặng Ngọc Hải

Giám đốc Công ty Axon Active Việt Nam - ông Đặng Ngọc Hải phát biểu tại hội nghị

Giám đốc Công ty Axon Active Việt Nam - ông Đặng Ngọc Hải lại nói về tính chuyên nghiệp khi làm việc của sinh viên không đáp ứng mong muốn của doanh nghiệp, ông khẳng định doanh nghiệp cần sự hỗ trợ của nhà trường vấn đề này.

Chúng ta phải thay đổi theo hướng nguồn nhân lực chất lượng cao, hạn chế như chúng ta đã thấy”  – Vị này nhấn mạnh thêm tính không chủ động tự tìm tòi và khả năng tự nghiên cứu tự tiếp thu công nghệ mới mà theo ông hiện chúng ta đang thụ động tiếp thu. Đây là vấn đề mà công ty ông mong muốn giải quyết.

Giải pháp nào?

Theo ông Tô Hồng Nam, để giải quyết sự mất cân bằng này, cần có tiếng nói chung giữa nhà trường và doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần “đặt hàng” cho các trường đào tạo.

Còn theo ông Vũ Anh Tuấn – Tổng thư ký Hội Tin học TP HCM (HCA): “Phải thực hiện từ công tác tư vấn, hướng nghiệp khi nhân lực còn ngồi trên ghế nhà trường, cấp phổ thông…bài toán nhân lực là bài toán dài cần sự tham gia của nhiều bên và ngoài chính sách vĩ mô cần những hỗ trợ cụ thể, để có thể đáp ứng được nhân lực chất lượng cao cho tương lai”- ông Tuấn nêu quan điểm.

Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Giáo dục & Đào tạo khẳng định, để giải quyết thực trạng nhân lực CNTT hiện nay, giải pháp cần thiết là phải tháo gỡ về chính sách (thí điểm tự chủ xác định chỉ tiêu, khuyến khích mở ngành ứng dụng, điều chỉnh quy chế tiêu chí giảng viên…); tập trung đào tạo ứng dụng và tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp vào đào tạo ở các khâu; đảm bảo công tác dự báo nhu cầu và yêu cầu chất lượng chính xác…

Kiều Vũ