Hóa giải cơn “khát” nhân sự chất lượng cao
Những năm trước đây Việt Nam được các nhà đầu tư nước ngoài xem như một “miền đất hứa” với những lợi thế như dân số đông, thị trường tiêu thụ lớn, lực lượng lao động dồi dào, chi phí lao động thấp…
Tuy nhiên, ngày nay, thực tế cho thấy, những yếu tố này đã khiến nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan ngại. Đặc biệt nhất là vấn đề thiếu hụt nguồn lao động chất lượng cao tại Việt Nam.
Thiếu hụt trầm trọng lao động chất lượng cao
Chẳng hạn, vào ngày 21/8 vừa qua, UBND tỉnh Bình Dương đã tổ chức buổi gặp gỡ doanh nghiệp Đài Loan đang đầu tư tại tỉnh để kịp thời lắng nghe, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp. Một trong những khó khăn chính mà doanh nghiệp nêu ra, đó là vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực.
Theo thống kê của Chi hội Thương gia Đài Loan tỉnh Bình Dương, lượng lao động thiếu hụt trong các doanh nghiệp phổ biến từ 20-30%. Việc thiếu hụt lao động đã làm các công ty bắt buộc phải tăng chí phí tiền lương cho nhân viên để dễ tuyển dụng và giữ chân lao động. Có những trường hợp doanh nghiệp đã phải chấp nhận việc chi phí nhân công tăng lên gần 50%, một nhân viên văn phòng trước đây lương 8 triệu thì hiện tại phải trả 12 triệu.
Không chỉ riêng Bình Dương mà ở các tỉnh khác lân cận trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam như Bình Phước, Tây Ninh và Đồng Nai… các doanh nghiệp cũng đang rất “đau đầu” với bài toán thiếu hụt nguồn lao động, đặc biệt là nguồn lao động chất lượng cao. Thậm chí, ngay cả ở thành phố lớn như TP HCM, các doanh nghiệp vẫn bị thiếu hụt lao động chất lượng cao.
Theo khảo sát của Trung tâm Dự báo nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM (Falmi), các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố có nhu cầu tuyển dụng khoảng 320.000 người trong năm 2019. Trong đó, bản báo cáo nêu rõ thành phố thiếu sẽ hụt lao động chất lượng cao trong thời gian tới. (Được biết, trong năm 2018 có đến 41% doanh nghiệp TP HCM không tuyển dụng đủ số lượng lao động tay nghề cao).
Có chiến lược quản trị nhân sự tốtvà có những giải pháp linh hoạt để thu hút và giữ được nguồn “chất xám” sẽ đảm bảo cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Các số liệu trên đã cho thấy thực trạng thiếu hụt lao động đặc biệt là lao động chất lượng cao đang ngày càng trở nên trầm trọng hơn khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Hóa giải cách nào?
Để giải quyết triệt để vấn đề này cần có sự quy hoạch tổng thể và sự phối hợp giữa các bên - từ chính quyền địa phương, các cơ sở đào tạo và cả doanh nghiệp trong nhiều năm. Vậy các doanh nghiệp tại các vùng kinh tế phía Nam cần làm gì ngay bây giờ và trong vài ba năm tới để có thể vượt qua thử thách này?
Sau đây là một số giải pháp mà doanh nghiệp có thể áp dụng nhằm giải quyết vấn đề này:
Thứ nhất, doanh nghiệp cần mạnh dạn chuyển đổi mô hình kinh doanh theo hướng số hoá và tự động hoá. Với sự trợ giúp của công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo (AI), trên thị trường hiện nay các giải pháp công nghệ, các phần mềm vi tính có thể giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa số lượng nhân sự chất lượng cao cần để thực hiện các công việc như bán hàng, phân tích số liệu, chăm sóc khách hàng và marketing... Nếu làm được việc này thành công thì doanh nghiệp có thể chỉ cần một vài nhân viên để vận hành một hệ thống khổng lồ.
Có thể bạn quan tâm
[TƯỜNG THUẬT TRỰC TUYẾN] Diễn đàn "Vai trò doanh nghiệp trong phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam"
12:25, 27/09/2019
Cần có chỉ thị tổng thể thúc đẩy phát triển vùng kinh tế trọng điểm
16:40, 26/07/2019
Phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là nhiệm vụ cấp bách
09:20, 25/06/2019
Chính phủ bàn giải pháp phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
06:50, 24/06/2019
Phát triển vùng kinh tế trọng điểm dưới góc nhìn nhà đầu tư “ngoại”
07:30, 07/05/2019
Thủ tướng chủ trì Hội nghị phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
10:38, 06/05/2019
Thứ hai, doanh nghiệp cần thiết lập những đội nhóm làm việc từ xa nhưng hoạt động hiệu quả. Có những vị trí công việc trong doanh nghiệp như marketing, r&d, sales, thiết kế … cho phép các nhân viên có thể làm việc xa trụ sở hoặc làm việc online, miễn sao công việc được quản lý hiệu quả.
Thứ ba, về lâu dài, doanh nghiệp cần chủ động tham gia hỗ trợ đào tạo cùng các cơ sở đào tạo (các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề…) nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và đồng thời có thể sàn lọc lựa chọn để có được nguồn nhân lực chất lượng trước khi họ ra trường.
Mặc dù có những điểm yếu nhất định nhưng Việt Nam vẫn là một thị trường “màu mỡ” mà các nhà đầu tư nước ngoài đang mong muốn đổ vốn vào, đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Vì vậy, sắp tới, việc cạnh tranh về nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ càng trở nên càng khốc liệt hơn bao giờ hết. Nếu doanh nghiệp nào có chiến lược quản trị nhân sự tốt ngay từ giờ và có những giải pháp linh hoạt để thu hút và giữ được nguồn “chất xám” sẽ có được nguồn nhân lực mạnh và đó là điều tiên quyết đảm bảo cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.