BSR công bố bổ nhiệm hàng loạt nhân sự cấp cao
Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn vừa tổ chức Lễ công bố và trao quyết định về công tác cán bộ. Ông Nguyễn Văn Hội - Phó Tổng Giám đốc được bầu giữ chức Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2018 - 2022.
Cuộc điện thoại giữa phóng viên DDDN và ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty may Hưng Yên liên tục bị gián đoạn, ông Dương cho biết ông đang trên đường đi kiểm tra việc nhập nguyên liệu từ Trung Quốc của các doanh nghiệp thành viên do tình hình nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất đầu năm của doanh nghiệp đang gặp khó khăn.
Thế nào là nghi vấn?
Ông Dương cho biết, ông mới nhận được công văn số 114 ngày 03/02/2020 do Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng ban hành. Theo đó, kể từ 0 giờ 00 phút ngày 04/02/2020 tất cả các chuyến tàu có hành trình từ các cảng của Trung Quốc khi đến Hải Phòng trong vòng 14 ngày phải làm thủ tục kiểm dịch tại khu neo Hòn Dáu trước khi vào cảng. Điều này đồng nghĩa với việc sớm nhất là 14 ngày kể từ khi tàu thuộc diện nêu trên đến Hải Phòng thì hàng hóa mới được dỡ xuống cảng trong khi đặc thù ngành may mặc hiện tại đại đa số nguyên phụ liệu được nhập khẩu từ Trung Quốc.
“Khoảng 300 container hàng nguyên phụ liệu của chúng tôi từ Trung Quốc đang trên đường về Việt Nam qua cảng Hải Phòng. Với nội dung công văn số 114 thì nguy cơ toàn bộ kế hoạch sản xuất của chúng tôi sẽ bị gián đoạn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc gần 16.000 lao động của doanh nghiệp sẽ không có việc làm trong thời gian chờ nguyên phụ liệu.” ông Dương lo lắng.
Theo đại diện Bộ Y tế, virus corona nhạy cảm ánh sáng, nhiệt độ, tia cực tím, sợ cả gió nữa. Do đó, người dân mở cửa thông thoáng khí.
Theo tìm hiểu, vấn đề lưu giữ hàng hoá ở cảng Hòn Dáu chỉ khoảng “1 giờ” nếu không có nghi vấn. Về lý thuyết, đây là điều rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay, nhưng trường hợp có “nghi vấn” sẽ bị giữ lại đủ 14 ngày (kể từ khi tàu xuất bến). Đây là điều các doanh nghiệp lo lắng nhất, bởi thông thường một tàu chở hàng từ Trung Quốc về Hải Phòng chỉ khoảng 5-7 ngày, nếu bị giữ theo dõi đủ 14 ngày có nghĩa chuyến tàu sẽ bị giữ lại thêm 7- 9 ngày.
Trong bối cảnh đó, ông Dương đề xuất, đối với hàng hóa trên tàu thuộc diện nêu trên sẽ được tiến hành kiểm dịch như hàng da lông và cho phép khai thác đưa về phục vụ sản xuất sau khi đã đạt kết quả yêu cầu kiểm dịch nhằm giải phóng hàng sớm nhất có thể để tạo điều kiện cho doanh nghiệp đưa vào sản xuất.
“Trường hợp có nghi vấn thì cảng vụ cung cấp trang thiết bị phòng hộ chống dịch cho nhân viên cả 2 phía khi giao dịch, xây dựng khu cách ly cho thủy thủ đoàn hoặc không cho lên bờ. Việc thông quan hàng hóa vẫn tiến hành bình thường sau khi đã khử trùng tàu và hàng xong.” Ông Dương kiến nghị.
Theo tìm hiểu, được biết có tới trên 70% nguyên phụ liệu của may Hưng Yên hiện nay phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong khi nhiều đơn hàng của doanh nghiệp này đã ký với phía đối tác đến tận giữa năm. Phần lớn nguyên phụ liệu đợt này nằm trong các đơn hàng xuất khẩu đi Mỹ và EU trong tháng 2 và tháng 3.
Nguồn nguyên liệu mới chưa khả thi
Có lẽ những lo lắng của ông Dương cũng là lo lắng chung của các doanh nghiệp dệt may ở thời điểm này. Bởi lẽ, ngành dệt may Việt Nam vốn phụ thuộc rất lớn vào nguyên liệu từ Trung Quốc nên khi có nguy cơ đầu vào bị “tắc” thì các doanh nghiệp sẽ lao đao ngay.
Theo tìm hiểu của PV, tỉnh Hồ Bắc hiện là thủ phủ của ngành công nghiệp dệt may và một số ngành công nghiệp cơ khí của Trung Quốc nhưng họ đã khuyến cáo các công ty sản xuất không hoạt động lại cho đến ngày 14/2. Nhiều nhà cung cấp từ Trung Quốc cho biết một số công ty sản xuất hàng nguyên phụ liệu may mặc vẫn cho công nhân kéo dài kỳ nghỉ Tết để tránh lây lan dịch cúm từ Vũ Hán và có khả năng hoạt động một cách hạn chế sau đó do lo sợ dịch lan rộng.
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội dệt may (Vitas) cho biết, nguyên phụ liệu dệt may, xơ sợi, vải đang được các doanh nghiệp nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, trong đó nhập khẩu vải chiếm gần 60% trong tổng số 13,5 tỷ USD của năm 2019, xơ sợi chiếm 55%, với 2,42 tỷ USD.
“Vitas đề nghị các doanh nghiệp theo dõi sát tình hình diễn biến của dịch và thời gian đóng, mở cửa cửa khẩu của Trung Quốc và các nước có người bị lây nhiễm để có giải pháp ứng phó kịp thời. Đồng thời gửi báo cáo về tác động của dịch cúm tới tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để Hiệp hội tổng hợp báo cáo Chính phủ.” ông Giang nói.
Một số chuyên gia cho rằng, đây là cơ hội để tìm nguồn nguyên liệu mới như Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Bangladesh… nhằm giảm phụ thuộc nguyên liệu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) nói rằng, về lý thuyết có thể tìm nguồn nguyên liệu khác để thay thế thị trường Trung Quốc, nhưng trên thực tế đây là cả vấn đề, vì giá nguyên liệu nhập khẩu sẽ cao hơn, khiến giá hàng xuất khẩu sẽ kém sức cạnh tranh.
Về giải pháp tìm nguồn nguyên liệu khác, ông Nguyễn Xuân Dương cũng tỏ ra băn khoăn bởi việc nhập khẩu từ Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh… thay thế thường sẽ mất thời gian khoảng 1-2 tháng, trong khi giá lại cao hơn nhập từ Trung Quốc khoảng 10%.
Trong khi, Chính phủ cùng các Bộ, ngành và chính quyền các địa phương đang ra sức nỗ lực ứng phó, cũng như dùng mọi biện pháp để giảm thiểu thiệt hại cho nền kinh tế thì việc sát cánh cùng doanh nghiệp không gây ách tắc nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất vô cùng cần thiết.
Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo, chủ động ứng phó bằng các giải pháp phù hợp, toàn diện các lĩnh vực, không để dịch lan rộng, chấp nhận các thiệt hại về kinh tế song cần chủ động có các phương án ứng phó, bảo đảm ổn định, thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế.