Chuẩn hóa lực lượng lao động để hội nhập quốc tế
Cách mạng công nghiệp 4.0 khiến thị trường lao động chuyển hóa sang một giai đoạn phát triển mới với việc hình thành thế giới việc làm 4.0. Điều đó buộc giáo dục nghề nghiệp phải đổi mới.
Thời kỳ hội nhập đã, đang đặt ra những yêu cầu cao hơn đối với người lao động Việt Nam, đòi hỏi nguồn nhân lực phải có nhiều kỹ năng khác ngoài kiến thức chuyên môn như: khả năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm, kỹ năng báo cáo hay trình độ tin học...
Tỷ lệ lao động qua đào tạo chưa cao
Không những thế, Việt Nam sẽ phải đối mặt với vấn đề già hóa dân số sẽ làm cho lợi thế lực lượng lao động trẻ mất dần đi theo thời gian. Một vấn đề khác là nền kinh tế sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề từ hiện tượng biến đổi khí hậu khiến một số ngành suy giảm mạnh và lợi thế cạnh tranh.
Ngoài ra, chất lượng nguồn nhân lực lao động Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo còn thấp, thiếu hụt lao động có tay nghề cao vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập; Khoảng cách giữa giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu của thị trường lao động ngày càng lớn. Đồng thời, sự chuyển dịch mô hình, cơ cấu kinh tế khiến cho cung và cầu trong lao động thay đổi, trong khi các ngành đào tạo trong nhà trường chưa bắt kịp được xu thế sử dụng lao động của doanh nghiệp.
Theo một nghiên cứu gần đây của Viện Khoa học lao động xã hội, hiện năng suất lao động ở Việt Nam và trình độ quản trị doanh nghiệp rất thấp và hiện 2/3 người lao động đang thiếu hụt kỹ năng về lao động và kỹ thuật; 55% số doanh nghiệp cho rằng rất khó tìm kiếm nguồn lao động có chất lượng cao. Trong khi trên 60% số doanh nghiệp FDI đang có kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam, nhưng nếu không nâng cao chất lượng nguồn lao động thì rất khó có thể thu hút đầu tư.
Chuẩn hóa lực lượng lao động
Để giải quyết vấn đề này, ngày 28/5 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 24/CT-TTg về đẩy mạnh phát triển nhân lực có KNN, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới.
TS Trương Anh Dũng, Tổng Cục trưởng Giáo dục nghề nghiệp, cho hay, phát triển GDNN, kỹ năng nghề không chỉ đơn thuần là giáo dục để trang bị kiến thức, kỹ năng thái độ nghề nghiệp cho người học. Đằng sau đó là vấn đề kinh tế, năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của mỗi quốc gia.
Với các địa phương, Chỉ thị 24 quy định rõ, các địa phương có hai nhiệm vụ quan trọng. Thứ nhất là tập trung đầu tư nâng cao năng lực của các cơ sở GDNN. Thứ hai là khuyến khích DN tạo những cơ chế, chính sách sử dụng lực lượng lao động được đào tạo, cung cấp ra thị trường thông qua đào tạo.
Có thể bạn quan tâm
Nâng tầm kỹ năng lao động tránh lãng phí nguồn lực xã hội
04:17, 31/10/2020
Chuyển đổi số định hình lại lao động
13:00, 11/10/2020
60% lao động trẻ trong độ tuổi 15-24 tuổi đang làm các công việc phi chính thức
07:37, 10/10/2020
Tăng tiền đào tạo cho người lao động dệt may
11:00, 08/10/2020