Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp

ĐỖ HUYỀN 01/11/2020 05:00

Sự gắn kết chặt chẽ giữa Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp sẽ đồng thời đem lại lợi ích cho cả ba bên.

 Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội là một trong những đơn vị phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp khi đào tạo nghề.

Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội là một trong những đơn vị phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp khi đào tạo nghề.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ban hành Chỉ thị số 24/CT-TTg về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới.

Hài hòa lợi ích ba bên

Một trong những nội dung quan trọng trong Chỉ thị số 24 là tăng cường gắn kết chặt chẽ ba “nhà”: Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp trong các hoạt động giáo dục nghề nghiệp (GDNN).

TS Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, nhận xét, để lĩnh vực GDNN có hiệu quả, chắc chắn phải hình thành sự gắn kết chặt chẽ ba "nhà", nhất là Nhà nước. Nhà nước sẽ là bên đặt hàng, tạo ra nhu cầu lao động, tạo ra cơ chế, chính sách để hệ thống GDNN, các trường dạy nghề hoạt động phát triển; tạo ra nhu cầu sử dụng lao động và sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển.

“Nhà trường là nơi sẽ nhận đặt hàng từ xã hội, từ Nhà nước, từ doanh nghiệp để hoạt động, để đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề. Và doanh nghiệp vừa là người sử dụng lao động, vừa là người đặt hàng đối với các cơ sở GDNN, đồng thời là nơi trực tiếp sử dụng lao động và tạo ra các giá trị cho xã hội”, ông Thắng nhấn mạnh.

Rút ngắn độ vênh trong quá trình đào tạo

TS Trương Anh Dũng, Tổng Cục trưởng Giáo dục nghề nghiệp cho biết, ngay sau khi Chỉ thị 24 được ban hành, Bộ LĐTB&XH và Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã có kế hoạch triển khai Chỉ thị. Cụ thể, Bộ đã ban hành Quyết định số 980 để triển khai Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 24. Kế hoạch gồm bốn nhóm nội dung: Xây dựng, hoàn thiện chính sách phát triển GDNN; Tăng cường công tác truyền thông trong GDNN; Nâng cao chất lượng, hiệu quả GDNN và Xây dựng kế hoạch, chương trình, dự án về phát triển GDNN giai đoạn 2021-2030.

Toàn quốc hiện có gần 2.000 cơ sở GDNN. Tuy nhiên, một trong những khó khăn là đánh giá được nhu cầu của thị trường lao động hiện nay, hoặc trong 5-10 năm tới như thế nào. Trong Chỉ thị đặt ra là phải dự báo được những vấn đề này. Quy mô nhân lực qua đào tạo là bao nhiêu, cơ cấu ngành nghề, yêu cầu về năng lực ra sao. Từ đó, các trường tổ chức thiết kế chuẩn đầu ra, chương trình, tiếp tục đổi mới các điều kiện để bảo đảm chất lượng đào tạo. Quan trọng hơn là hình thành sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

  • Giáo dục nghề nghiệp cần bước chuyển về “chất”

    05:00, 25/10/2020

  • Giáo dục nghề nghiệp theo nhu cầu thực tế

    11:00, 23/10/2020

  • Giáo dục nghề nghiệp hút nhân lực chất lượng cao

    04:00, 11/10/2020

  • Bên lề giáo dục: Những khoản thu “tự nguyện trên tinh thần bắt buộc” sao vẫn còn?

    05:30, 05/10/2020

ĐỖ HUYỀN