Thanh Hóa: Nhân sự ngành du lịch chật vật mưu sinh
Với hàng trăm đơn vị lữ hành, hướng dẫn viên du lịch nhưng qua 4 lần dịch COVID-19 tại Thanh Hóa chỉ còn lại khoảng 10% người nhân sự của ngành du lịch cố bám trụ với nghề.
Doanh nghiệp xoay sở để giữ nhân viên
Trao đổi với anh Vũ Văn Bình, Giám đốc Công ty TNHH Trust Viet Travel Thanh Hóa cho biết: Chưa bao giờ thấy cuộc "khủng hoảng" nào khủng khiếp và mạnh mẽ như cơn “Bão dịch” COVID-19 lần thứ 4 này. Rất nhiều đơn vị lữ hành không riêng gì Thanh Hóa mà trên toàn quốc phải chấp nhận cho nhân viên nghỉ việc không lương, thậm chí là đóng cửa.
Trước kia, chưa gặp phải dịch bệnh công ty và 4 chi nhánh của mình làm việc hầu như phủ kín thời gian. Tất cả các tour kíp đều được đặt trước. Với hệ thống toàn quốc từ phòng vé đến nhân viên điều tour luôn với 15 nhân viên biên chế chính của công ty thì bây giờ qua 4 mùa dịch công ty mình chỉ còn lại 4 nhân viên tính cả giám đốc và kế toán.
Được biết, những năm chưa có dịch, doanh thu bán vé máy bay tại phòng vé của công ty anh Vũ Văn Bình không dưới 200 triệu đồng/ngày. Trước 30/4/2021 doanh thu còn "nhúc nhắc" 60 triệu đồng/ngày. Nhưng đến giờ, mọi thứ gần như "đóng băng". Trước đây 2 tuần chủ yếu công tác hoãn, hủy và hoàn vé, tour cho khách hàng.
Hiện nay, mình phải xoay qua lĩnh vực khác là mở xưởng in ấn, nhận làm gia công túi cho các hãng thời trang. Nhân viên công ty du lịch của mình cũng sẽ chuyển sang làm thị trường cho mảng in ấn,giới thiệu khách hàng. Đây là giải pháp của Công ty mình tạo việc làm và thu nhập cho anh em còn lại trong thời gian dịch. Song song với đó mình vãn theo dõi công việc của ngành du lịch, vẫn hành theo cách của mỗi đơn vị lữ hành riêng. Với mình vẫn cố gắng giới thiệu những địa điểm nội địa cho gia đình đi du lịch thăm quan vào cuối tuần bằng xe riêng và hạn chế nơi đông người.
Không riêng gì đơn vị lữ hành, công ty du lịch mà tại các nhà hàng khách sạn dịch vụ các điểm du lịch như Sầm Sơn, biển Hải Tiến. Nơi được mệnh danh mùa hè chen chân của du lịch biển tại Thanh Hóa thế nhưng hiện nay nhà hàng, khách sạn đều trong tỉnh trạng cửa đóng then cài. Các chủ khách sạn ở đây đang đùa nhau với câu "ngủ đông" kỳ 4 của ngành du lịch.
Trao đổi với chị Nguyễn Hòa, Quản lý khách sạn tại biển Sầm Sơn cho biết: Đến hiện tại Sầm Sơn giữa mùa hè nhưng lác đác chỉ có vài khách tham quan. Nếu Trước 30/4, tưởng dịch tạm ổn, công việc đang dần trở lại bình thường, khách sạn hầu như đều có lịch đặt phòng đến 60 % cho kỳ nghỉ. Nhưng đợt dịch lần thứ 4 này chưa kịp làm gì thì đã lại bị dập tắt, mọi hy vọng đến giờ với chúng tôi gần như không còn. Những tour nhận đặt phòng trước đó sau khi có thông tin dịch đã đồng loạy hủy toàn bộ.
Hướng dẫn làm shipper, bán quần áo, bán cafe...để mưu sinh
Trao đổi với anh Lê Sỹ Tâm, Chi hội Phó Câu lạc bộ hướng dẫn viên du lịch tại Thanh Hóa chia sẻ, nếu không xảy ra dịch bệnh, nghề hướng dẫn viên chỉ bớt chút ít việc vào 3 tháng cuối năm.
Với người có nhiều kinh nghiệm và lành nghề như anh, công việc cũng như thu nhập ổn định khoảng 15-20 triệu đồng/ tháng. Đặc biệt, vào thời điểm hè, anh Lê Sỹ Tâm kín lịch với thu nhập lên đến 25-30 triệu đồng/tháng.
Hiện nay, Thanh Hóa có gần 100 hướng dẫn viên du lịch. Nhưng sau 4 đợt dịch Covid-19 bùng phát, hầu hết anh chị em đã xoay sang các nghề khác như shipper, bán hàng online, môi giới bất động sản, chạy taxi… để mưu sinh.
Mình là nột trong những dẫn chứng, hiện tại mình giúp vợ đi ship hàng cho khách mua online. Gia đình mình có một cửa hàng bán trà sữa, đồ ăn nhẹ. Thu nhập từ công việc này không đáng bao nhiêu, trong khi đó rất nhiều thứ phải chi phí khiến cuộc sống khá chật vật. Nhưng trước mắt để tạm ổn cuộc sống như này cùng tạm ổn.
Trước 3 lần dịch trước tình hình còn tạm ổn hơn lần này, mình còn đi làm MC dẫn chương trình cho các sự kiện, đám cưới nhưng với đọt dịch lần này thì làm MC kiếm thêm thu nhập qua dịch cũng không còn cơ hội nữa, Tâm buồn rầu chia sẻ
Bạn Trần Nga, cũng cho biết, đã có rất nhiều năm găn bó với nghề du lịch nhưng mình không nghỉ có ngày lại gác lại đam mê, công việc để chuyển sang bán quần áo. Mong rằng dịch bệnh sớm được đẩy lùi để ngành du lịch, nguồn nhân lực du lịch sớm quay trở lại và ổn định cuộc sống. Chứ bán hàng online hay làm sale bất động sản, chạy taxi với các bạn ấy cũng chỉ làm mưu sinh tạm thời mà thôi.
Với tình trạng như hiện nay, rất nhiều công ty lữ hành, lao động trong ngành dịch vụ du lịch mong dịch nhanh chóng qua đi để quay trở lại đi làm. Cũng như nhận được sự quan tâm của nhà nước, đến nguồn nhân lực du lịch được hỗ trợ phần nào để san sẻ sự khó khăn đối với họ.
Có thể bạn quan tâm