“Cần đề án về giáo dục nghề nghiệp trong cách mạng công nghiệp 4.0”

HUYỀN TRANG 22/10/2021 11:18

Các chuyên gia nhấn mạnh, một đề án riêng về phát triển giáo dục nghề nghiệp sẽ giúp quá trình đào tạo nhân lực bám sát theo nhu cầu doanh nghiệp.

Hôm nay (22/10), Tiểu ban Giáo dục Nghề nghiệp, thuộc Hội đồng Quốc gia giáo dục và Phát triển nhân lực tổ chức Toạ đàm: Các giải pháp đào tạo nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần khôi phục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế.

Toạ đàm: Các giải pháp đào tạo nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần khôi phục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế được tổ chức bằng cả hình thức online vào offline.

Toạ đàm: Các giải pháp đào tạo nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần khôi phục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế được tổ chức bằng cả hình thức online vào offline.

Ông Nguyễn Văn Bé, Chủ tịch Hiệp hội các khu chế xuất và công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh cho biết từ tháng 4 đén tháng 9 có đến 800 nhà máy tại thành phố Hồ Chí Minh phải đóng cửa.

Nhiều doanh nghiệp để có thể tiếp tục hoạt động đã duy trì 3 tại chỗ nhưng chi phí rất tốn kém. Tuy nhiên, đó mới chỉ là vấn đề nhỏ nhưng vấn đề quan trọng hơn cả là doanh nghiệp sẽ mất đi vị trí trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây mới là vấn đề đáng lo ngại hơn cả”, ông Bé nhấn mạnh.

Đến thời điểm hiện tại, Thành phố Hồ Chí Minh đã có đến 91% các doanh nghiệp quay lại hoạt động, 18 khu công nghiệp hoạt động bình thường mới, 70% lao động (khoảng 200 nghìn lao động) trở lại làm việc, còn khoảng 100.000 chưa trở lại.

Ông Nguyễn Văn Bé, Chủ tịch Hiệp hội các khu chế xuất và công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

Ông Nguyễn Văn Bé, Chủ tịch Hiệp hội các khu chế xuất và công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

Về phần mình, ông Đặng Minh Sự, Trưởng phòng nhân sự Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP HCM, cho biết thống kê cho thấy sau nới lòng giãn cách, trên 60% cơ sở sản xuất kinh doanh và khảo sát nhanh tháng 10/2021 chỉ rõ có 100 doanh nghiệp tuyển dụng khoảng 9.000 người đa dạng ở nhiều ngành nghề như chế biến, chế tạo…

Riêng trong quý 4/2021, TP HCM cần 60.000 người lao động làm việc tại các nhà máy. Trong đó, tập trung 95% nhu cầu lao động ở khu vực ngoài nhà nước”, ông Sự nhấn mạnh.

ông Đặng Minh Sự, Trưởng phòng nhân sự Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP HCM.

ông Đặng Minh Sự, Trưởng phòng nhân sự Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP HCM.

Theo đại diện Sở Lao động -Thương binh và xã hội, ngành cơ khí chế tạo, bao bì, giao thông vận tải… đang có nhu cầu tuyển dụng lớn lao động. TP HCM đã có một số giải pháp thu hút lao động như kế hoạch 1 triệu căn nhà giá rẻ cho lao động thu nhập thấp, chương trình đưa đón lao động trở lại nhà máy an toàn, xây dựng kế hoạch học nghề trực tiếp cho sinh viên nghề…

Trên thực tế, điều kiện tiên quyết để mở cửa lại nền kinh tế là nguồn nhân lực có thể trở lại làm việc. Để giải quyết vấn đề này, bà Trần Thị Lan Anh, Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã đưa ra các giải pháp để doanh nghiệp đáp ưng đơn hàng ngắn hạn và duy trì vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

bà Trần Thị Lan Anh, Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Bà Trần Thị Lan Anh, Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Theo đó, về vấn đề đào tạo lại, bà Lan Anh cho rằng quá trình này phải bám sát vào nhu cầu của doanh nghiệp.

Cùng với đó, bà Lan Anh cho rằng phải chú ý đến việc đào tạo lao động có tay nghề đáp ứng chuẩn mực quốc tế.

Tiếp đó, coi việc đào tạo nhân lực cho các ngành nghề mới là vấn đề trọng tâm cần phải quan tâm.

Cuối cùng bà Lan Anh cho biết, thời gian tới VCCI sẽ tiếp tục mở các lớp đào tạo trang bị kiến thức kỹ năng về sử dụng lao động cho doanh nghiệp.

“Các lớp đào tạo này sẽ giúp trang bị cho doanh nhân trong thời đại 4.0 các kỹ năng cần thiết về sử dụng lao động”, bà Lan Anh nói.

Tuy nhiên, ở góc nhìn dài hạn hơn, PGS.TS Nguyễn Đức Lân, uỷ viên Tiểu ban Giáo dục Nghề nghiệp, thuộc Hội đồng Quốc gia giáo dục và Phát triển nhân lực cho rằng về lâu dài, để nguồn nhân lực Việt đáp ứng các chuẩn mực của lao động toàn cầu, chúng ta cần một đề án về phát triển giáo dục nghề nghiệp.

“Đề án này sẽ giúp doanh nghiệp, người sử dụng lao động, các chuyên gia có cái nhìn tổng thể về giáo dục nghề nghiệp, từ đó, có các kiến nghị về chính sách để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao một cách bài bản.

 Đồng thời, đề án sẽ giúp giáo dục nghề nghiệp có thể đào tạo được những lao động có tay nghề, đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp”, ông Lân nói.

Có thể bạn quan tâm

  • “Có thể xảy ra tình trạng thiếu hụt lao động khi nền kinh tế phục hồi”

    09:18, 22/10/2021

HUYỀN TRANG