Tập đoàn Viettel chính thức bàn giao vị trí Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc cho Đại tá Tào Đức Thắng
Ngày 08/02/2022, Tập đoàn Viettel đã tổ chức Lễ bàn giao chức danh Chủ tịch kiêm TGĐ Tập đoàn từ Thiếu tướng Lê Đăng Dũng sang Đại tá Tào Đức Thắng, trở thành người thứ 8 giữ vị trí cao nhất.
>>Viettel có hệ sinh thái giải pháp chuyển đổi số toàn diện nhất Châu Á
Tại lễ bàn giao, Đại tá Tào Đức Thắng cam kết luôn giữ vững tinh thần tiên phong, dẫn dắt, vị thế số 1 Việt Nam, tiếp tục hiện thực hóa khát vọng của các thế hệ đi trước, đồng thời mở ra hướng phát triển mới cho Viettel.
Phát biểu tại buổi lễ, Đại tá Tào Đức Thắng cam kết: “Tôi ý thức rằng, trọng trách ngày hôm nay tôi nhận là nhiệm vụ rất nặng nề nhưng cũng rất vinh quang. Tôi xin hứa đem hết sức mình cùng với các đồng chí, đồng đội ở Viettel làm mọi điều có thể vì sự phát triển của Viettel và qua đó, đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam, mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn ở bất kỳ đâu mà Viettel có mặt”.
Trải qua 33 năm, Viettel đã có 4 giai đoạn phát triển và 3 thế hệ lãnh đạo.Thế hệ lãnh đạo đầu tiên của Viettel là đội ngũ cán bộ kỹ thuật nòng cốt của Binh chủng thông tin liên lạc đã tìm ra con đường để những người lính thông tin có thể góp phần xây dựng đất nước đồng thời định vị phương hướng phát triển cho Viettel.
Thế hệ lãnh đạo thứ hai của Viettel làm việc và trưởng thành cùng nhau từ khi Viettel kinh doanh dịch vụ viễn thông. Thế hệ lãnh đạo này đã phổ cập dịch vụ viễn thông ở Việt Nam và nhiều quốc gia đang phát triển trên thế giới; mở rộng không gian phát triển của Viettel sang các ngành công nghiệp an ninh mạng, công nghiệp sản xuất điện tử viễn thông, công nghiệp quốc phòng công nghệ cao; đưa Việt Nam song hành cùng với tốc độ phát triển công nghệ của thế giới, tiên phong, chủ lực kiến tạo xã hội số ở Việt Nam.
Đại tá Tào Đức Thắng thuộc thế hệ lãnh đạo thứ 3, đã chính thức điều hành hoạt động của Viettel từ ngày 01/01/2022 theo quyết định số 2200/QĐ -TTg ngày 25/12/2021. Nhận nhiệm vụ dẫn dắt Viettel trong bối cảnh Viettel là tập đoàn công nghiệp, công nghệ, viễn thông lớn nhất Việt Nam, là nòng cốt của lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, với gần 50 ngàn cán bộ, nhân viên; đầu tư và kinh doanh ở 10 quốc gia thuộc 3 châu lục; đóng góp cho Nhà nước hàng chục ngàn tỷ đồng mỗi năm; là thương hiệu viễn thông có giá trị lớn nhất Đông Nam Á và đứng thứ 10 ở Châu Á.
>>>Viettel và QCHQ: Hợp tác nghiên cứu sản xuất các trang bị kỹ thuật giai đoạn 2022-2025
Cùng với đó, Theo xếp hạng giá trị thương hiệu Viettel vừa được Brand Finance – công ty định giá thương hiệu hàng đầu thế giới định giá 8,758 tỷ USD (tăng 2,697 tỷ USD, gần 45% so với năm 2021).
Trong bảng xếp hạng Top 500 thương hiệu giá trị nhất thế giới 2022 (Global 500), Viettel đứng ở vị trí 227, tăng 99 bậc so với năm trước. Apple là thương hiệu giá trị nhất thế giới, định giá 355 tỷ USD. Theo sau đó là Amazon và Google.
Hiện nay trên thế giới, có 22/36 thương hiệu viễn thông lớn tăng về thứ bậc. Ba thương hiệu viễn thông hàng đầu thế giới là Verizon, Deutsche Telekom và AT&T. Viettel đứng ở vị trí thứ 18 và là thương hiệu tăng trưởng tốt nhất. Tiếp tục duy trì vị trí số 1 về thương hiệu viễn thông tại Đông Nam Á và nằm trong top 3 thương hiệu giá trị nhất khu vực.
Cũng theo công bố của Brand Finance, nguyên Quyền Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel Lê Đăng Dũng được xếp vị trí 130 trong số 250 CEO hàng đầu thế giới về thương hiệu. Ông Lê Đăng Dũng là CEO duy nhất của Đông Nam Á có mặt trong bảng xếp hạng. Trong lĩnh vực viễn thông, ông Dũng đứng thứ 4.
Đây là năm đầu tiên Brand Finance mở rộng khái niệm về chỉ số giám hộ thương hiệu (Brand Guardianship Index). Bảng xếp hạng công nhận những người đang xây dựng giá trị doanh nghiệp một cách bền vững, bằng cách cân bằng nhu cầu của tất cả các bên liên quan: nhân viên, nhà đầu tư và xã hội.
Có thể bạn quan tâm
|