Quan điểm về tiền bạc của tỷ phú Phạm Nhật Vượng
Làm được một thương hiệu Việt Nam nổi tiếng, được tôn trọng, được đánh giá cao trên thế giới thì đó là giá trị tinh thần cho cả dân tộc chúng ta chứ không phải riêng Vingroup.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup. Ông là một trong những người giàu nhất Việt Nam hiện nay. Con số tài sản của người đứng đầu Vingroup ngày càng nhích lên, song với ông, tiền chỉ là công cụ, phương tiện để làm việc.
Khi được hỏi quan điểm về tiền, Chủ tịch tập đoàn Vingroup - Phạm Nhật Vượng cho biết: "Tiền là công cụ, phương tiện của mình làm việc. Trong người tôi không bao giờ có đồng nào, khi đi ra ngoài cần tiêu gì đấy lại phải mượn lái xe".
Tất nhiên thủa ban đầu tiền cũng là mục tiêu quan trọng của ông Vượng nhưng không phải là thứ ông theo đuổi cả đời:
"Ngày xưa là câu chuyện cơm áo gạo tiền. Đầu tiên khi đi làm là muốn kiếm tiền giúp bố mẹ đỡ nghèo đỡ khổ. Sau này có tí tiền lên thì để mình sống một cách thoải mái sung túc, vợ con đề huề. Dần dần lớn lên nữa thì công việc là đam mê. Và đến giờ mục tiêu cuối cùng là làm được cái gì đó cho đời .
Ví dụ như bây giờ mục tiêu là phải có được một thương hiệu công nghiệp tốt. Hyundai làm được, Toyota làm được, tại sao Việt Nam mình không làm được? Mỹ có Microsoft, có Apple… tại sao mình không có được?
Cứ cho là mình không phải là số 1 nhưng bét ra cũng vào top 5, top 10 đi. Những cái đó sẽ mang lại thương hiệu cho đất nước mình. Tóm lại, tôi muốn làm sao để đất nước mình được người ta biết đến ở khía cạnh trí tuệ, đẳng cấp".
Thậm chí vị tỷ phú này còn hài hước cho rằng:
"Điều tôi luôn tự nhủ với mình là tóm lại đến cuối đời mình làm được cái gì. Mình có cầm được một đống tiền đi sang thế giới bên kia không? Tôi vẫn hay nói đùa với anh em là tôi mà sang bên kia chỉ cần hai tay hai vali vàng mã là đủ rồi, hơn cũng không cầm theo được".
Quan điểm tiền bạc là phương tiện làm việc của ông Phạm Nhật Vượng khá tương đồng với các tỷ phú khác trên thế giới.
Chẳng hạn nhà sáng lập Virgin Group Richard Branson từng cho biết: "Phương châm của tôi là nếu có tiền, tôi sẽ đầu tư vào các dự án mới và không giữ tiền quanh mình". Điều này chính là nguyên tắc cơ bản của bất kỳ người kinh doanh nào: Tiền phải đẻ ra tiền.
Trong kinh doanh, tiền được ví như là máu của doanh nghiệp. Nó làm cho mọi quy trình từ thiết kế, sản xuất và tiếp thị của một sản phẩm trơn tru cũng như gia tăng hiệu quả của quản trị. Đối với các doanh nghiệp không có tiền ý tưởng dù hay đến mấy cũng khó thành hiện thực.
Năm 2018 doanh thu thuần của tập đoàn Vingroup cán mốc 122,5 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 6 nghìn tỷ đồng. Năm 2019, tập đoàn này đặt mục tiêu chuyển hướng sang công nghệ và công nghiệp. Tuy nhiên chính tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng cho biết: "Nói đến cùng thì Vingroup đã phải là có nhiều tiền đâu để thực hiện hàng loạt dự án lớn như thế. Mình cũng phải đi vay và cứ phải lấy miền xuôi nuôi miền ngược để mà chiến đấu thôi. Nhưng các dự án đều có tính thuyết phục cao nên mới vay được và lúc nào cũng phải vay đến 50-70 nghìn tỉ, đâu phải là ít đâu".
Nói thế để thấy tầm quan trọng phương tiện này. Đây cũng là phương tiện giúp doanh nghiệp có thể vay vốn thực hiện các dự án lớn khác của chính tập đoàn này. Hồi đầu năm 2018, ông Vượng từng chia sẻ thời gian đầu khi kinh doanh phải đi vay anh em, bạn bè thậm chí vay với lãi suất cao. Tuy nhiên sau này việc đi vay thuận lợi hơn, tập đoàn này có thể huy động vốn cả trong và ngoài nước. Thậm chí nhiều hợp đồng vay vốn của các ngân hàng quốc tế lớn được vay tín chấp (không cần tài sản đảm bảo).
Những người thành đạt siêu hạng trong cuộc đời dành thời gian của họ tập trung vào tạo ra và xây dựng giá trị chứ không phải kiếm tiền. Họ tìm cách làm giàu cho người khác, và họ sống để cải thiện thật nhiều người có đặc quyền làm ăn với họ. Họ đưa chính họ thoát ra khởi phương trình và tồn tại vì người khác, bằng nhiều cách. Nghịch lý là chính họ là những người thành công và giàu có nhất.
Dĩ nhiên kiếm tiền là rất quan trọng, nhưng nó không là động lực cơ bản nếu một người tìm kiếm thành công đích thực. Những công ty làm ăn được đều tập trung vào lợi nhuận; những công ty thành công thì tập trung vào mục tiêu cao hơn mình- tạo ra những kết quả lớn lao cho khách hàng của mình và tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống của họ.
"Nhà đẹp, các công trình đẹp là vật thể, còn các giá trị về tinh thần, sức khỏe là phi vật thể. Làm được một thương hiệu Việt Nam nổi tiếng, được tôn trọng, được đánh giá cao trên thế giới thì đó là giá trị tinh thần cho cả dân tộc chúng ta chứ không phải riêng Vingroup", ông Vượng cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Chuyện thất bại của tỷ phú Phạm Nhật Vượng
03:00, 29/08/2020
Từ chuyện tỷ phú Phạm Nhật Vượng mời nhân tài về Vingroup 'chơi lớn' đến bài học dùng người cho lãnh đạo doanh nghiệp
16:56, 18/08/2020
Ba lời khuyên của Tỷ phú Phạm Nhật Vượng tới giới trẻ
03:00, 30/07/2020
Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật vượng: Mỹ sẽ là phép thử đánh giá VinFast và Vinsmart
14:54, 28/05/2020
Loạt xe sang sắp khuấy động thị trường Việt Nam, có cả xe của tỷ phú Phạm Nhật Vượng
21:08, 10/02/2020