Ông chủ thương hiệu thời trang H&M là ai?

KHÁNH HÀ 04/04/2021 03:00

H&M thuộc sở hữu của gia tộc Persson. Hiện chủ tịch H&M là Carl Stefan Erling Persson ,người giàu thứ 58 trên thế giới với khối tài sản 17,2 tỷ USD.

Stefan Persson là chủ tịch H&M hiện tại. Cha ông, Erling Persson sáng lập hãng thời trang H&M năm 1947 và giao lại quyền điều hành công ty cho con trai từ năm 1982. Stefan Persson đang nắm 36% cổ phần của H&M và đồng thời cũng là người giàu nhất Thụy Điển.

H&M ra đời như thế nào?

H&M do ông Erling Persson (21/1/1917 - 28/10/2002), thành lập năm 1947 ở Vaesteras, Thụy Điển. Đây là thương hiệu chuyên kinh doanh các sản phẩm thời trang dành cho mọi đối tượng từ đàn ông, phụ nữ, thanh niên đến trẻ em.

Ban đầu, Erling Persson mở cửa hàng đầu tiên tên là Hennes (trong tiếng Thuỵ Điển hennes có nghĩa là “dành cho phụ nữ”) chuyên kinh doanh quần áo cho nữ.

Stefan Persson đang nắm 36% cổ phần của H&M và đồng thời cũng là người giàu nhất Thụy Điển.

Stefan Persson đang nắm 36% cổ phần của H&M và đồng thời cũng là người giàu nhất Thụy Điển.

Một thời gian dài Erling là người chở pho-mát cho các nhà hàng ở Stockholm. Nhưng sau đó có lần ông đến New York, Mỹ và hết sức thích thú với các cửa hàng bán lẻ quần áo. Quay trở về Thụy Điển, Erling vay vốn ngân hàng và đăng ký thành lập hãng Hennes tại thành phố Vasteras. Hãng của ông bán quần áo dành cho phụ nữ với giá gần như giá gốc, đối lập với các cửa hàng thời trang sang trọng đang chiếm lĩnh thị trường lúc bấy giờ.

Đến năm 1968, Persson mua lại công ty chuyên may quần áo cho thợ săn Mauritz Widforss và ra mắt thêm các bộ sưu tập thời trang dành cho nam giới, sau đó đổi tên chính thức thành “Hennes & Mauritz”, tiền thân của H&M ngày nay.

Trong một lần đến nước Mỹ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Erling Persson bị chú ý bởi một cửa hàng quần áo rất đông người xếp hàng chỉ vì giá thành rẻ. Từ đó, Persson rút ra một triết lý trong kinh doanh, cũng như trở thành hướng đi của H&M sau này: “Giá rẻ nhưng kinh doanh số lượng nhiều vẫn có lãi”.

Mô hình kinh doanh này được Persson sao chép, vận dụng ở Thụy Điển và thành công đến rất nhanh.

Theo thời gian, H&M mở rộng phạm vi và đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh. H&M xuất hiện ở thủ đô Stockholm của Thụy Điển rồi sang Na Uy và Đan Mạch, niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

Các thành viên của ban nhạc danh tiếng ABBA là những người nổi tiếng đầu tiên sử dụng sản phẩm của H&M.

Năm 1976, H&M vượt ra ngoài khu vực Bắc Âu để hiện diện ở Anh, Thụy Sĩ, Đức, Hà Lan, rồi đến Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, bán đảo Balkan, Đông Nam Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh...

Năm 1982, Erling Persson chính thức giao nhiệm vụ quản lý của công ty cho con trai - Steffan Persson, người giữ chức vụ Giám đốc điều hành của thương hiệu và hiện nay là Chủ tịch Hội đồng quản trị. Gia đình Persson sở hữu khoảng 33% công ty và có quyền biểu quyết 69%.

H&M là một trong những công ty đầu tiên tận dụng lợi thế của sự bùng nổ Internet khi chính thức chào bán trực tuyến vào năm 1998.

H&M đã hợp tác với các nhà thiết kế nổi tiếng như Karl Lagerfeld, Stella McCartney, Alexander Wang, hãng thời trang cao cấp Versace và các ngôi sao hàng đầu thế giới như Linda Evangelista, Naomi Campbell, Christy, Madonna, Beyonce...

Đến cuối những năm 1990, H&M đã trở thành chuỗi cửa hàng quần áo bán lẻ lớn nhất châu Âu. Khi phát triển, H&M đã xây dựng danh tiếng của mình về “thời trang nhanh” —các thiết kế hợp thời trang cao cấp với sức hấp dẫn rộng rãi, tất cả đều được tạo ra ban đầu bởi các nhà thiết kế nội bộ. Các khái niệm của họ nhanh chóng được chuyển đổi thành hàng may mặc đại chúng thông qua mạng lưới các nhà sản xuất ở các quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh và Trung Quốc. Persson nhận ra tiềm năng kinh doanh của — cũng như mối quan tâm về văn hóa — thời trang toàn cầu; do đó, H&M không thay đổi thiết kế hàng may mặc cho các thị trường quốc gia hoặc khu vực cụ thể. Chiến lược này cho phép H&M khai thác lợi thế theo quy mô khi công ty mở rộng sang Mỹ (năm 2000) và Canada (năm 2004); nó cũng mở cửa hàng đầu tiên ở Trung Đông , Kuwait và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất(2006), và ở Trung Quốc (2007). 

Bước phát triển khác lạ của người thợ may Châu Âu

Kinh doanh thời trang với giá vừa phải là điều hết sức khó khăn. Bởi đa phần người tiêu dùng, đặc biệt là phái đẹp thường thích thời trang của mình là sự khác biệt và phải tạo nên tính cách độc đáo, không giống những người khác. Thế nhưng, Steffan Persson lại thành công ở chỗ, ông biết kết hợp những yếu tố vốn không thể hòa hợp: tính đại chúng và tính cá nhân. Đó chính là thành công của ông với chuỗi cửa hàng Hennes & Mauritz.

Hôm 2-4, truyền thông và nhiều tài khoản mạng xã hội Trung Quốc đồng loạt lan truyền thông tin: Trên trang web hãng H&M (nhà bán lẻ quần áo thời trang, phụ kiện của Thụy Điển) xuất hiện một "bản đồ có vấn đề" và Trung Quốc đã yêu cầu chỉnh sửa. Còn tại Việt Nam, trên mạng xã hội xuất hiện cả thông tin H&M "đăng tải bản đồ có đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc". 

Trước hành động của H&M liên quan với “bản đồ có vấn đề”, nhiều người tiêu dùng Việt đã lên tiếng phản đối thương hiệu thời trang này tại Việt Nam.

Ngay từ khi mới gia nhập H&M, Steffan Persson đã ước mơ biến H&M thành thương hiệu toàn cầu. Tại một cuộc họp HĐQT, ban lãnh đạo H&M đã đồng ý với đề xuất của Steffan Persson mà mục tiêu trước mắt là chinh phục thị trường châu Âu, khởi đầu là Anh quốc.

Giờ đây mỗi khi nhớ lại bước khởi đầu của mình ở Anh, Steffan Persson luôn nhắc đến độc chiêu quảng cáo mà ông sử dụng tại cửa hàng ở London vào năm 1976. Khi đó ở tuổi 29, Steffan Persson chỉ làm mỗi một việc là tặng đĩa nhạc của ban nhạc huyền thoại ABBA. Và người Anh đứng xếp hàng dài tại cửa hiệu của H&M. Trong vòng vài năm, H&M đã trở nên quen thuộc đối với nhiều người ở xứ sở sương mù.

Thành công của H&M tại Anh là kinh nghiệm quý báu. Sau đó 6 năm - 1982, Erling trao quyền lãnh đạo hãng cho con trai. Từ thời điểm này, các cửa hàng H&M mọc lên như nấm tại châu Âu. Từ năm 2000, H&M mở rộng thị trường tại các châu lục khác.

Đã từ lâu người ta gọi S.Persson là “người thợ may châu Âu”. Nhưng cũng nên biết rằng, tên tuổi của ông đã vượt ra khỏi châu lục già. Các nhà phân tích nhận định là tới đây H&M sẽ có khả năng chiếm vị trí của đối thủ cạnh tranh Mỹ là Gap Inc. Nhân tiện nói thêm, cuộc chinh phục mạnh mẽ của H&M đối với thị trường Mỹ khiến các nhà chuyên môn ngạc nhiên. Nhà phân tích của Goldman Sachs nói: “Không có hãng bán lẻ châu Âu nào lại có tốc độ mở rộng thị trường tại Mỹ nhanh như H&M”.

Trước hành động của H&M liên quan với “bản đồ có vấn đề”, nhiều người tiêu dùng Việt đã lên tiếng phản đối thương hiệu thời trang này tại Việt Nam.

Trước hành động của H&M liên quan với “bản đồ có vấn đề”, nhiều người tiêu dùng Việt đã lên tiếng phản đối thương hiệu thời trang này tại Việt Nam.

Ngoài cạnh tranh bằng giá rẻ, Steffan Persson còn biết cách dụ người tiêu dùng bằng các siêu sao. Nếu H&M bán đồ lót, thì cô gái tóc trắng bốc lửa Anna Nicole Smith sẽ là gương mặt quảng cáo. Còn đó là bộ đồ tắm thì sẽ là siêu sao nhạc pop người Úc Kylie Minogue. H&M cũng đặt hàng của các nhà thiết kế lừng danh như Karl Lagerfeld, Stella MacCartney. Hay chí ít cũng là diva Madonna, người muốn thử sức trong ngành thiết kế thời trang. Khách hàng nếu không thể mua chiếc quần tây của Versace với giá 700 euro, hay chiếc áo khoác của Dolce & Gabbana với giá hơn 1 ngàn euro, thì sẽ rất hài lòng với thời trang giá phổ thông của H&M. Nói cách khác, Steffan Persson đã biết cách dùng siêu sao để gắn vào các sản phẩm thời trang giá rẻ của mình.

Mặt khác, trong cuộc cạnh tranh quyết liệt, chỉ có quảng cáo thôi là không đủ, mà cần phải biết cách tổ chức sản xuất. Trong phương diện này H&M đã vượt nhiều đối thủ khác. “Mode - Steffan Persson nói – đó là sản phẩm chóng bị lỗi thời. Do đó cần phải biết cách nắm xu hướng để mình là người đầu tiên đưa ra thị trường những sản phẩm mới”. Với H&M từ ý tưởng đến sản phẩm hãng này chỉ cần vỏn vẹn 3 tuần. Trong khi đó đối thủ cạnh tranh – hãng Gap của Mỹ, phải mất 6 tháng cho một quy trình như thế.

Về cuối đời, Erling hỏi con trai: “Con đi đâu mà vội vàng thế?”. Câu trả lời của S.Persson rất đơn giản: “Khi nào bố đang chạy nhanh và người nóng rực thì không được dừng lại. Bố sẽ bị cảm lạnh”.

Tuy giàu có, nhưng Steffan Persson không có dáng vẻ của một ông hoàng thời trang mà giống như một người kế toán dễ thương, luôn biết cách chi tiêu, tích cóp hiệu quả từng đồng xu một. Điều này cũng mang đến thành công cho H&M: Tiết kiệm và nâng cao hiệu suất lao động của toàn bộ cộng sự trong hãng. Steffan Persson sống giản dị và không cho phép mình hào phóng với các nhân viên. Họ chỉ được đi vé máy bay hạng nhất trong trường hợp cần kíp. Còn nếu dùng tiền hãng để trả tiền taxi thì phải có lý do chính đáng. Người ta nói rằng, để tiết kiệm chi phí, Steffan Persson còn giảm số lượng điện thoại nội bộ, chỉ có nhân sự hàng giám đốc mới được sử dụng dịch vụ này.

Đã hơn 1/4 thế kỷ qua, “người thợ may châu Âu” vẫn luôn trung thành với khẩu hiệu “Mode & chất lượng với giá tốt nhất” và luôn sống khép kín. Ngay tại Thụy Điển, báo chí chỉ nhắc cái tên Steffan Persson mỗi năm một lần, khi mà ông lại trở thành người đóng thuế kỷ lục cho quốc gia.

Có thể bạn quan tâm

  • Thế

    Thế "tiến thoái lưỡng nan" của H&M tại Châu Á

    04:30, 04/04/2021

  • Vụ H&M đăng ảnh có

    Vụ H&M đăng ảnh có "đường lưỡi bò": Làn sóng kêu gọi tẩy chay H&M đang lan rộng!

    14:37, 03/04/2021

  • Cuộc

    Cuộc "so găng" của bộ ba Uniqlo - H&M - Zara trên đất Việt

    01:00, 21/10/2019

  • Chiến lược nào cho dệt may Việt trước

    Chiến lược nào cho dệt may Việt trước "sóng thần" Zara, H&M

    14:58, 22/11/2017

KHÁNH HÀ