Thương vụ thế kỷ của Nhà sáng lập hãng máy tính Dell

KHÁNH HÀ 31/08/2021 03:00

Kiến thức tài chính đã giúp ông chiến thắng một trong những trận chiến "khốc liệt nhất phố Wall".

Michael Saul Dell là một tỷ phú doanh nhân, nhà từ thiện nổi tiếng ở Mỹ. Ông chính là người sáng lập, là chủ tịch và giám đốc điều hành của Dell Technologies, một trong những công ty công ty máy tính đứng đầu thế giới với doanh thu 56,74 tỷ USD (2006), hiện nay Dell Technologies có cơ sở hạ tầng về công nghệ lớn nhất thế giới.

Bò học để theo đuổi đam mê

Michael Saul Dell sinh ngày 23/2/ 1965 ở Houston, Texas, Mỹ. Ông được sinh ra trong một gia đình người Do Thái có địa vị cao trong xã hội. Gia đình tri thức, Dell sớm được tiếp xúc với kiến thức kinh doanh từ nhỏ nhờ công việc của mẹ. Chính điều đó đã tạo cho Dell môi trường để bộc lộ tài năng kinh doanh từ những câu chuyện nhỏ trên bàn ăn của mẹ.

Michael Saul Dell là một tỷ phú doanh nhân, nhà từ thiện nổi tiếng ở Mỹ.

Michael Saul Dell là một tỷ phú doanh nhân, nhà từ thiện nổi tiếng ở Mỹ.

Tiểu học Michael Saul Dell học tại trường Herold Elementary School ở Houston, Texas. Đến trung học ông học tập tại ngôi trường Memorial High School, nơi mà ông học tập theo lối sách vở không được tốt lắm. Sau khi tốt nghiệp, Dell đã ghi danh mình vào trường Đại học Texas tại Austin với dự định trở thành một bác sĩ.

Tuy nhiên, ông đã quyết định bỏ dở công việc học đại học của mình khi thành công trong lĩnh vực máy tính và kỹ thuật.

Ngay từ khi còn nhỏ Michael Saul Dell đã có niềm yêu thích với công việc kinh doanh. Năm 12 tuổi, ông đã nhận làm công việc rửa bát thuê để kiếm tiền tiêu vặt dù gia đình chẳng hề khó khăn. Đến khi lên trung học, Dell trở thành nhân viên kinh doanh cho bưu cục Houston. Việc xác định được nhóm khách hàng mục tiêu thay vì gọi điện ngẫu nhiên đã giúp Dell kiếm thêm được 18.000 USD trong kỳ nghỉ hè làm việc tại bưu cục Houston.

Sau đó, Dell thuê thêm nhiều nhân viên và trong năm đầu tiên kinh doanh, lợi nhuận gộp của chàng trai trẻ là 200.000 USD. Đó cũng là lúc Dell quyết định bỏ học đại học ở tuổi 19 để đi theo con đường kinh doanh mà mình yêu thích.

Bên cạnh đó, Dell còn bán linh kiện máy tính tại nhà sau khi quyết định dừng việc học đại học. Kế đó ông đã liên hệ với bên sản xuất để bán sản phẩm thay vì thông qua kênh phân phối bán hàng thông thường để có thể kiếm lời tốt hơn.

Tháng 1/1984, Michael Saul Dell thành lập công ty đầu tiên với tên gọi “PC’s Limited“. Công ty của ông hoạt động tại một khu chung cư nhỏ, liên tục bán được 50 – 80 USD cho các gói nâng cấp PC, phụ kiện và các thành phần bổ sung. Đến tháng 5 cùng năm, ông đã thành lập Công ty Dell Computer Corporation và chuyển đến trung tâm Bắc Austin để kinh doanh.

Năm 1992, Dell trở thành CEO trẻ nhất đứng đầu một công ty nằm trong 500 tập đoàn hàng đầu của Tạp chí Fortune. Đến năm 1996, ông bắt đầu tiến hành bán máy tính qua mạng và bắt đầu hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực máy chủ. Trong quý đầu năm 2001, công ty của ông đã chiếm 12,8% thị phần thế giới , vượt mặt Compaq để trở thành nhà sản xuất PC Lớn nhất.

Đến năm 1998, Michael thành lập MSD Captital L.P để quản lý các khoản đầu tư của gia đình mình. Ngoài việc kinh doanh máy tính, ông còn đầu tư chứng khoán, mua cổ phần doanh nghiệp tư nhân và đầu tư bất động sản. Tổ chức này của ông có 80 nhân viên với văn phòng được đặt tại New York, Santa Monica (California) và London.

Thương vụ để đời

Michael Dell kiếm được hàng tỷ USD từ MSD Capital. Thông qua MSD Capital, Michael Dell làm quen với Egon Durban - đồng sáng lập quỹ Silver Lake.

Không lâu sau đó, Michael Dell và Egon Durban trở thành đối tác thân thiết và cả hai bắt đầu ấp ủ về thương vụ mua lại dùng đòn bẩy (LBO) lớn nhất lịch sử. Công ty mà họ nhắm đến là EMC Corporation - công ty mẹ của VMware - gã khổng lồ trong lĩnh vực điện toán đám mây được định giá 35 tỷ USD.

Cặp bài trùng Dell - Durban, kiến trúc sư chính trong thương vụ LBO lịch sử. Ảnh: Fortune.

Cặp bài trùng Dell - Durban, kiến trúc sư chính trong thương vụ LBO lịch sử. Ảnh: Fortune.

LBO là một hình thức mua lại và sáp nhập (M&A) doanh nghiệp bằng nguồn tài chính đi vay. LBO có thể hiểu đơn giản là khi bạn mua lại công ty khác bằng tiền đi vay. Công ty bạn mua lại sau đó sẽ được dùng làm tài sản thế chấp cho khoản vay trên.

LBO cho phép các công ty thực hiện các thương vụ M&A lớn mà không cần phải có nhiều vốn tự có. Tuy nhiên, LBO không phổ biến trong lĩnh vực công nghệ - một ngành nổi tiếng với việc sử dụng nhiều tiền mặt và yêu cầu nền tảng tài chính vững chắc.

Tạp chí Forbes miêu tả thương vụ mua lại EMC Corporation là một trong những trận chiến khốc liệt nhất ở Phố Wall. Carl Icahn - người được mệnh danh là "Sói già phố Wall" cùng nhiều cổ đông có tiếng nói tại EMC kiên quyết phản đối thương vụ này.

“Michael là người đặc biệt vì anh ấy sẵn sàng chấp nhận rủi ro, nhưng mọi thứ phải thực hiện đúng cách và phải thành công. Anh ấy không phải kiểu người sẽ đốt tiền một cách liều lĩnh.", Durban nói.

"Cây hái tiền" VMware

Michael Dell đã luôn khao khát sở hữu EMC trong nhiều năm. Ông từng ngỏ ý mua lại công ty vào năm 2008 nhưng thất bại do khủng hoảng tài chính toàn cầu. Năm 2015, ông và Durban thường xuyên gặp gỡ các giám đốc điều hành EMC trên toàn thế giới để thuyết phục họ nhượng lại EMC.

Thương vụ cuối cùng cũng có tiến triển, nhưng cặp đôi đứng trước thách thức phải tìm ra 65 tỷ USD tiền mặt để trả cho cổ đông EMC. Nhờ sự trợ giúp từ Jamie Dimon - tỷ phú kiêm CEO ngân hàng lớn nhất nước Mỹ JPMorgan Chase, thương vụ tiếp quản khổng lồ trị giá 67 tỷ USD được tiến hành.

Trụ sở Campus tại Palo Alto, California

Trụ sở Campus tại Palo Alto, California

Sau thương vụ, Dell phải gánh khoản nợ lên tới 50 tỷ USD. Thế nhưng ông nhanh chóng hưởng thành quả khi giá trị VMware tăng vọt lên 50 tỷ USD và trở thành "cây hái tiền" cho bộ đôi Dell - Durban.

Vào năm 2018, họ đã rút 14 tỷ USD tiền mặt từ VMware để mua lại cổ phiếu từ các cổ đông. Đồng thời, Dell cũng đưa VMware niêm yết thị trường công khai dưới danh nghĩa công ty con thuộc Dell Technologies.

Ban đầu, các nhà đầu tư không tỏ ra hứng thú với VMware do lo ngại tập đoàn mẹ Dell Technologies đang nợ nần chồng chất. Thế nhưng không lâu sau đó, giá cổ phiếu tăng vọt, đem về cho Michael Dell hơn 20 tỷ USD. Ông tiếp tục rút thêm 9 tỷ USD nữa từ VMware để trả khoản nợ vay LBO cho ngân hàng JPMorgan Chase.

Giờ đây, Dell đang dần làm chủ công ty của mình. Trước khi thương vụ LBO diễn ra, ông sở hữu 15,6% cổ phần Dell Technologies trị giá gần 4 tỷ USD. Hiện tại, nhờ những thủ thuật tài chính tài tình, Dell sở hữu 52% cổ phần Dell Technologies và 42% cổ phần VMware - tương đương 40 tỷ USD.

"Số lượng công ty mà Michael đang sở hữu thật không thể tin nổi. Thực sự tôi không nghĩ ra được câu chuyện khởi nghiệp nào thành công tương tự như vậy", tỷ phú Marc Benioff nhận xét về Dell.

Có thể bạn quan tâm

  • Điều ít biết về cổ đông người Việt duy nhất của mì gói Hảo Hảo

    Điều ít biết về cổ đông người Việt duy nhất của mì gói Hảo Hảo

    03:13, 30/08/2021

  • Gia tộc kín tiếng đứng sau thương hiệu Chanel

    Gia tộc kín tiếng đứng sau thương hiệu Chanel

    04:00, 29/08/2021

  • Ông chủ “siêu doanh nghiệp” 500.000 tỉ đồng tiết lộ về số tiền góp vốn

    Ông chủ “siêu doanh nghiệp” 500.000 tỉ đồng tiết lộ về số tiền góp vốn

    15:20, 28/08/2021

  • Chiếc khẩu trang của tương lai

    Chiếc khẩu trang của tương lai

    02:00, 28/08/2021

KHÁNH HÀ