Tessa Wijaya - "của hiếm" ngành công nghệ

KHÁNH HÀ 03/12/2021 01:00

Là một phụ nữ người Indonesia, Tessa Wijaya là một trong những nữ lãnh đạo hiếm hoi trong lĩnh vực công nghệ.

>>>Tỷ phú Warren Buffett: Từ thiện là "việc làm dễ dàng nhất thế giới"

Tessa Wijaya là người đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Xendit, startup kỳ lân mới trong ngành tài chính công nghệ (fintech) của Indonesia. Là nữ lãnh đạo hiếm hoi trong trong ngành fintech, con đường thành công dường như chông gai gấp đôi với Tessa nhưng cô quyết không bỏ cuộc.

Tessa Wijaya là người đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Xendit, startup kỳ lân mới trong ngành tài chính công nghệ (fintech) của Indonesia.

Yêu công nghệ "từ cái nhìn đầu tiên"

Trong một lần may mắn, Wijaya được giới thiệu với một nhóm sinh viên đến từ Đại học California Berkeley, những người đang thực hiện một dự án tương tự thông qua chương trình gia tốc khởi nghiệp Y Combinator. Wijaya nói: "Đó là lúc tình yêu công việc bắt đầu ngay từ cái nhìn đầu tiên".

Tessa Wijaya cùng đội ngũ Đồng sáng lập một công ty khởi nghiệp fintech trị giá 1 tỷ đô la ở châu Á. Ảnh: @AFP.

Tessa Wijaya cùng đội ngũ Đồng sáng lập một công ty khởi nghiệp fintech trị giá 1 tỷ đô la ở châu Á. Ảnh: @AFP.

Nhóm nghiên cứu ngay lập tức bắt đầu làm việc trên một nền tảng thanh toán mới, tiền đề trở thành Xendit sau này. Sáu năm trôi qua, những người sáng lập và đội ngũ 600 người này đã xử lý các khoản thanh toán trực tuyến, điều hành thị trường và quản lý tài chính cho các doanh nghiệp ở Malaysia, Philippines, Singapore và nhiều hơn thế nữa.

Wijaya là người đồng sáng lập và là giám đốc điều hành của Xendit, một nền tảng thanh toán kỹ thuật số của Indonesia cho các doanh nghiệp ở Đông Nam Á như Grab, Wise và Traveloka. Xendit được thành lập vào năm 2015, và kể từ đó đã chứng kiến sự gia tăng lớn về số lượng người dùng. Công ty cung cấp cơ sở hạ tầng thanh toán trên khắp Indonesia và Philippines. Nền tảng này là công cụ xử lý các khoản thanh toán, vận hành thị trường, giải ngân bảng lương, cũng như các khoản vay khác giúp các doanh nghiệp khác phát triển nhanh chóng.

Hiện công ty này đang xử lý hơn 65 triệu giao dịch trị giá 6,5 tỷ USD hàng năm. Startup của Wijaya đã đạt được vị thế kỳ lân trị giá 1 tỷ USD vào tháng 9.

Tessa Wijaya biết cô phải đối mặt với một cuộc chiến khó khăn khi cô mời các nhà đầu tư vào công ty khởi nghiệp Xendit của mình- công ty cung cấp cho các doanh nghiệp ở Đông Nam Á một cơ sở hạ tầng thanh toán đáng tin cậy và an toàn để chấp nhận và gửi tiền.

Wijaya nói với trang Insider: "Việc mời các nhà đầu tư ở Thung lũng Silicon đầu tư vào một thị trường mà họ có thể không quen thuộc, có nghĩa là bạn phải kể những câu chuyện thuyết trình chất lượng để làm cho các vấn đề và giải pháp trở nên rõ ràng hơn".

  • Triệu Như Phát - Tỷ phú nghèo biến giấc mơ Mỹ thành hiện thực
  • Tỷ phú Ray Dalio: Con người có thể học tập từ chính những lỗi lầm của mình

Cô ấy và người đồng sáng lập của mình, Moses Lo đã học cách làm điều đó. Bài thuyết trình của họ dài 15 trang trình bày chi tiết những thách thức khi phát triển doanh nghiệp trong một thị trường ưa thích tiền mặt hơn thẻ tín dụng, và chỉ ra cách Xendit giúp khách hàng của mình thành công. Vào năm 2021, Xendit đã chứng kiến mức tăng 200% so với cùng kỳ năm ngoái trong tổng khối lượng thanh toán trên khắp Indonesia và Philippines.

Câu chuyện này đã giúp Xendit huy động được 150 triệu đô la trong vòng gọi vốn Series C do Tiger Global Management dẫn đầu, nâng mức định giá của công ty lên 1 tỷ đô la. Các ước tính cho thấy startup này là một trong số ít hơn 40 kỳ lân ở Đông Nam Á, tờ Tech in Asia đưa tin.

Tuy nhiên, đối với Wijaya, thành công vẫn còn ở khá xa. "Rất khó để một người phụ nữ sinh ra và lớn lên ở một thị trấn nhỏ ở Indonesia như tôi trở thành nhà đồng sáng lập một công ty công nghệ được các quỹ hàng tỷ USD đầu tư", Wijaya cho biết.

Phải đấu tranh để được lắng nghe

Tessa luôn phải đấu tranh để được lắng nghe

Tessa luôn phải đấu tranh để được lắng nghe

"Đối với tôi, mọi thứ là một thử thách cực lớn… Làm thế nào tôi bắt kịp với những đồng nghiệp khác? Sẽ rất khó khăn để được nhìn nhận nghiêm túc khi bạn trông còn trẻ và bạn là phụ nữ", Tessa bộc bạch.

Quả thực, Tessa luôn phải đấu tranh để được lắng nghe. Các ý kiến của cô thường bị lãnh đạo phớt lờ, thêm vào đó cô cũng không có một tấm bằng “hoành tráng” để được mọi người nhìn nhận và coi trọng.

Tuy vậy, Tessa cho biết cô đã luôn nỗ lực để thể hiện bản thân, và nhờ đó cô đã có cơ hội tiếp xúc với những người bạn, người đồng nghiệp mà sau này đã cùng cô xây dựng Xendit.

Theo Wijaya, trong số nhân viên của Xendit, khoảng 40% là phụ nữ. Cô cho biết, cô xem việc giúp đỡ phụ nữ tiến bộ trong sự nghiệp là một trách nhiệm cá nhân. "Tôi đã được trao cơ hội tuyệt vời để thay đổi cách cư xử của nơi làm việc, để nhiều phụ nữ có thể thăng tiến và trở thành thế hệ lãnh đạo tiếp theo", cô bày tỏ. Xendit thực hiện tham vọng của nhà lãnh đạo bằng cách điều hành các chương trình cố vấn "Women In Tech" dành cho phụ nữ và trẻ em gái, cung cấp các chương trình làm việc cho những người mới làm mẹ. Wijaya cho biết, cô hy vọng rằng những hỗ trợ sẽ tạo ra sự khác biệt trong việc khuyến khích thế hệ nữ chuyên gia fintech tiếp theo.

Có thể bạn quan tâm

  • "Người thừa kế tinh thần" của Twitter

    01:00, 02/12/2021

  • Quan niệm về tiền bạc của Shark Kevin O'Leary

    Quan niệm về tiền bạc của Shark Kevin O'Leary

    00:50, 01/12/2021

  • Lộ diện

    Lộ diện "người thừa kế" của đế chế thời trang Prada

    00:38, 30/11/2021

  • Đằng sau thành công của ứng dụng sửa lỗi chính tả Grammarly

    Đằng sau thành công của ứng dụng sửa lỗi chính tả Grammarly

    00:00, 29/11/2021

KHÁNH HÀ