Tái cấu trúc doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch
“Cha đẻ của thuyết tiến hoá Charles Darwin từng nói: "Không phải loài mạnh nhất hay thông minh nhất mà loài có khả năng thích nghi tốt nhất sẽ sống sót"'.
>>>Mục tiêu 1,5 triệu doanh nghiệp năm 2025
Đó là chia sẻ của doanh nhân Bùi Xuân Tiến - Tổng giám đốc Học viện đào tạo HPM. Cũng theo ông Tiến, đại dịch COVID-19 đã kéo theo những hệ luỵ khôn lường về kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng, trong đó tác động không nhỏ tới cộng đồng doanh nghiệp. “Thích nghi” để “sống sót” và muốn “sống sót” phải “thích nghi” là yêu cầu bắt buộc được đặt ra cho doanh nghiệp.
- Thưa ông, là một người luôn đồng hành với doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa Hải Phòng, trải qua đại dịch COVID-19, ông nhìn nhận điểm hạn chế là gì?
Tôi cho rằng, hiện tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam đang gặp phải hai vấn đề. Thứ nhất là vấn đề về quản trị nội bộ doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đang gặp phải vấn đề về “sự kiên nhẫn”, họ chỉ muốn lao lên phía trước để tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm doanh thu nhưng lại không chú ý đến phần cốt lõi, đó là quản trị doanh nghiệp. Đó là sự linh hoạt, tùy cơ ứng biến trong mọi hoàn cảnh nhằm phát triển một doanh nghiệp bền vững.
Thứ hai là vấn đề về chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, số hóa doanh nghiệp không phải chỉ là chuyện đầu tư dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại, tự động hóa mà phải bắt nguồn từ việc sử dụng các ứng dụng quản trị 4.0 để số hóa các doanh nghiệp, xây dựng doanh nghiệp 4.0.
>>>Hiểm họa cho doanh nghiệp khi có quá nhiều các nhóm Chat
>>>Doanh nghiệp du lịch đang hồi sinh mạnh mẽ
- Với vai trò là Tổng Giám đốc Học viện đào tạo doanh nhân HPM, đồng thời ông cũng là một chuyên gia tư vấn quản trị, ông có giải pháp nào để tư vấn giúp doanh nghiệp trong quản trị điều hành và chiến lược phát triển kinh doanh?
Nền kinh tế và xã hội Việt Nam bước sang giai đoạn “bình thường mới”, là một điều vô cùng vui mừng với các doanh nghiệp ở tất cả các ngành, lĩnh vực. Hiện, dịch COVID-19 đã được kiểm soát, nhưng sức ỳ của thị trường vẫn còn rất lớn vì việc chi tiêu của người tiêu dùng còn dè dặt.
Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chưa chú ý đến sự cân bằng giữa quản trị doanh nghiệp nội bộ và quy mô phát triển của doanh nghiệp.
Trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chưa chú ý đến sự cân bằng giữa quản trị doanh nghiệp nội bộ và quy mô phát triển của doanh nghiệp. Tôi cho rằng, trong lúc này, có lẽ các doanh nghiệp phải thực hiện một cuộc tái cấu trúc đồng bộ trên các lĩnh vực từ chiến lược, tài chính, nhân sự, hệ thống quản lý, văn hóa doanh nghiệp…Đơn cử như về chiến lược kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có một tư duy kinh doanh thật năng động, chọn thêm các phân khúc thị trường và sản phẩm, thay đổi các kênh marketing bán hàng, chuyển từ offline sang bán hàng online….
- Khó khăn không của riêng ai và chắc chắn HPM cũng vậy. Ông đã làm cách nào để chèo lái con thuyền HPM vượt qua giông bão?
Đúng vậy. Đại dịch COVID-19 là một cú sốc lớn đối với hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ như chúng tôi. Những khoảng thời gian giãn cách xã hội dài trong hơn hai năm qua đã khiến chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Với các lệnh phong tỏa và giãn cách xã hội, chúng tôi là những người phải đóng cửa đầu tiên và cũng là những người được hoạt động sau cùng.
Trong bối cảnh đó, chúng tôi đã có sự linh hoạt trong việc chuyển đổi chiến lược hoạt động, chuyển đổi các hoạt động đào tạo trực tiếp thành các hoạt động đào tạo từ xa, để có thể vừa duy trì các hoạt động mà vẫn chấp hành đầy đủ các yêu cầu từ các cấp chính quyền.
Đặc biệt, chúng tôi đã tiến hành tái cấu trúc doanh nghiệp, tái cấu trúc hệ thống chi phí và quản lý của doanh nghiệp mình để vượt qua cơn bão khó khăn.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Có thể bạn quan tâm
“Mềm hóa” chuẩn tín dụng cho doanh nghiệp
20:02, 12/05/2022
Doanh nghiệp cần chú trọng giải pháp tiết kiệm năng lượng
02:58, 12/05/2022
Mục tiêu 1,5 triệu doanh nghiệp năm 2025
01:00, 12/05/2022
Doanh nghiệp du lịch cần “chiêu hiền đãi sĩ”
11:15, 11/05/2022
Khi doanh nghiệp đột phá quy trình nhắc lịch thanh toán bằng AI
08:00, 11/05/2022
Lành mạnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp: “Tiền phòng, hậu kiểm”
05:00, 11/05/2022