Chủ tịch FPT: Phát triển xanh trở thành luật chơi mới

THY HẰNG 14/10/2022 04:00

Theo đó, phát triển thương hiệu xanh không chỉ còn là đạo đức doanh nghiệp mà đã trở thành luật chơi mới sau sự kiện COP26.

>>>SHB: Sáng tạo công cụ tài chính cho tín dụng xanh

Thương hiệu xanh đang dần trở thành một khái niệm phổ biến khi người tiêu dùng ngày càng có thu nhập cao hơn và quan tâm đến việc bảo vệ môi trường. Các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường cũng được dự đoán sẽ có nhu cầu tăng mạnh trong tương lai.

sản xuất xanh hay thương hiệu xanh dần trở thành một tiêu chuẩn mới để những người tiêu dùng cuối lựa chọn sản phẩm cho mình.

Sản xuất xanh, thương hiệu xanh dần trở thành một tiêu chuẩn mới để những người tiêu dùng cuối lựa chọn sản phẩm cho mình.

Từ đây, sản xuất xanh hay thương hiệu xanh dần trở thành một tiêu chuẩn mới để những người tiêu dùng cuối lựa chọn sản phẩm cho mình. Để đáp ứng điều này, các nhà sản xuất đã phải thực hiện nhiều thay đổi từ vật liệu, năng lượng trong sản xuất đến cách hoàn thành vòng đời của sản phẩm. Những thay đổi này đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới và các doanh nghiệp trong nước cũng không ngoài xu thế này. 

Vào đầu năm, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra mục tiêu tại COP26, Việt Nam sẽ đưa mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã chuẩn bị ngay cho mục tiêu này.

Theo Chủ tịch Tập đoàn FPT Trương Gia Bình cho biết gần ba năm trải qua đại dịch là giai đoạn khó khăn, thách thức nhất với mỗi doanh nhân.

"Trước thách thức đó, điều quan trọng nhất với doanh nhân là sự trụ vững, tiến lên và tinh thần kiên cường. Doanh nhân vốn dĩ làm việc với những thách thức, và mạo hiểm càng lớn thì kết quả càng lớn", ông Bình nhấn mạnh.

Đặc biệt, Chủ tịch FPT cho biết, phát triển thương hiệu xanh không chỉ còn là đạo đức doanh nghiệp mà đã trở thành luật chơi mới sau sự kiện COP26 mà ở đó Thủ tướng Chính phủ đưa ra cam kết Việt Nam đưa mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

"Xanh ngược lại là bẩn. Doanh nghiệp tạo ra nhiều CO2 sẽ phải trả giá vô cùng đắt. Trước tiên là cái giá về vốn. Làm doanh nghiệp không sạch thì phải cộng thêm lãi suất về carbon. Mua bán giá của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán sẽ cộng thêm vào lượng phát thải carbon. Xuất khẩu sẽ đánh thuế carbon", ông Trương Gia Bình phân tích.

Đồng quan điểm, ông Craig Bradshaw, Tổng Giám đốc Masan High-Tech Materials cho biết, doanh nghiệp luôn luôn tìm kiếm và sáng tạo những giải pháp tốt hơn, hướng tới giảm thiểu tác động môi trường, đem lại những giá trị tích cực cho xã hội. Theo đó, phát triển và đa dạng hóa danh mục sản phẩm, tăng cường cơ hội hợp tác sản xuất, và thúc đẩy quá trình thương mại hóa để đưa các sản phẩm pin công nghệ mới sớm ra mắt thị trường, đồng thời, cung cấp các vật liệu chiến lược tiên tiến xuyên suốt toàn chuỗi giá trị thiết yếu cho quá trình sản xuất pin.

>>>Vĩnh Phúc ưu tiên thu hút đầu tư công nghiệp xanh

>>>Đà Nẵng chú trọng chuyển đổi mô hình kinh tế xanh

Bằng việc khép kín toàn bộ vòng đời sử dụng của pin, Masan High-Tech Materials đã tạo ra bước thúc đẩy lớn trong kinh tế tuần hoàn, và cũng là bước chuyển đổi từ đơn vị cung cấp vật liệu công nghệ cao thành doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng công nghệ cao toàn cầu trong lĩnh vực pin năng lượng và tìm tòi ra các công nghệ tái chế.

Doanh nghiệp chuyển đổi doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng công nghệ cao toàn cầu trong lĩnh vực pin năng lượng và tìm tòi ra các công nghệ tái chế.

Doanh nghiệp chuyển đổi sản xuất hàng tiêu dùng công nghệ cao toàn cầu trong lĩnh vực pin năng lượng và tìm tòi ra các công nghệ tái chế.

“40% lượng vonfram hiện nay mà Masan High-Tech Materials cung cấp đến từ tái chế. Nhiều sản phẩm của chúng tôi sử dụng những nguyên liệu được xử lý từ quy trình tái chế. Điều này góp phần hiệu quả trong bảo vệ môi trường, phát triển xanh”, ông Craig Bradshaw nhấn mạnh.

Không chỉ nhấn mạnh về xu hướng phát triển xanh, các doanh nghiệp còn khẳng định, thế giới đang bước vào cuộc chơi mới mà Việt nam phải đi rất nhanh.

Không chỉ vậy, kinh tế thế giới dự báo còn nhiều bất ổn về địa chính trị do đó, do đó, doanh nghiệp càng phải kiên định và sẵn sàng để quản trị những bất ổn đó. 

"Bao nhiêu khó khăn sẽ dồn vào và chúng ta phải sẵn sàng trong mọi điều kiện. Đó là tính kiên cường của Việt Nam. Giống như bão vậy. Chúng ta không thể ước định phương hướng gió, định lượng nước mà chỉ có thể sẵn sàng", ông Trương Gia Bình nhấn mạnh.

Chủ tịch FPT chia sẻ ông luôn mơ ước về tương lai rất khác của Việt Nam và bày tỏ khát vọng rằng trí tuệ Việt Nam sẽ mở mang bờ cõi ra thế giới và Việt Nam sẽ có tên trên bản đồ số thế giới. Trên thực tế, hiện Việt Nam đang đứng thứ hai thế giới, sau Ấn Độ, về lực lượng sản xuất phần mềm trên 1 triệu người.

"Nếu được chọn các các từ khóa để phát triển thương hiệu mạnh và thương hiệu xanh, tôi xin chọn ba từ. Thứ nhất là kiên cường - đây là tinh thần quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, tinh thần đã đưa dân tộc Việt Nam đuổi giặc ngoại xâm. Từ thứ hai là sáng tạo. Thực chất chuyển đổi số là sáng tạo và tương lai từ nay trở đi chúng ta sẽ liên tục sáng tạo. Từ thứ ba là dấn thân, không tự hài lòng, dám mơ ước đứng đầu thế giới", Chủ tịch FPT nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Startup làm thép 'xanh' được Bill Gates chống lưng, có khả năng thay đổi ngành công nghiệp 870 tỷ USD

    04:36, 10/10/2022

  • “Mong manh” đại dương xanh

    04:00, 09/10/2022

  • Vĩnh Phúc ưu tiên thu hút đầu tư công nghiệp xanh

    19:20, 07/10/2022

  • Đầu tư ESG và nguy cơ từ hành vi “tẩy xanh”

    05:00, 07/10/2022

  • SHB: Sáng tạo công cụ tài chính cho tín dụng xanh

    04:40, 05/10/2022

  • Đà Nẵng chú trọng chuyển đổi mô hình kinh tế xanh

    08:26, 04/10/2022

THY HẰNG