Cạnh tranh Mỹ- Trung tại Biển Đông không có lợi cho ổn định khu vực
Đó là vấn đề được đưa ra tại Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 10 diễn ra tại Đà Nẵng trong bối cảnh khu vực này đang chứng kiến sự cạnh tranh địa chính trị giữa hai siêu cường quốc này.
Biển Đông là một vùng biển có tầm quan trọng toàn cầu bởi nhiều tuyến hàng hải huyết mạch đi qua vùng biển này. Hơn nữa, vùng biển này nằm ở nơi giao kết giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương và là điểm trung chuyển từ lục địa Á- Âu ra đến Đại dương.
Luôn có một luồng lập luận cho rằng sự tích cực và hiện diện hải quân của các cường quốc bên ngoài sẽ gây bất ổn và thúc đẩy hoạt động quân sự hóa khu vực. Tuy nhiên, có quan điểm khác giải thích rằng việc các cường quốc can dự vào vấn đề khu vực xuất phát từ lo ngại về nguy cơ tiềm tàng đối với tự do hàng hải, hàng không cũng như các thách thức đối với trật tự luật pháp hiện hành.
Các học giả cho rằng Ấn Độ đang tập trung vào chính sách cân bằng trên biển Đông; Nhật Bản quan tâm tới ý tưởng kết nối trên biển; ASEAN ủng hộ khái niệm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương có tính mở và bao trùm, thúc đẩy các nước nhỏ gắn kết với nhau, với vai trò trung tâm của ASEAN; Australia lại muốn thông qua chính sách Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương để tăng cường vị trí tại khu vực.
Theo các học giả, việc xây dựng khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ nhận được sự ủng hộ rộng rãi hơn nữa trong tương lai; các cơ chế của ASEAN như Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) ưu tiên tới hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, hay Diễn đàn an ninh khu vực (ARF) có thể đóng vai trò chủ chốt trong ý tưởng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Có thể bạn quan tâm
Đi tìm các sáng kiến duy trì an ninh, thúc đẩy hợp tác tại biển Đông
14:25, 08/11/2018
FED không nâng lãi suất: Vốn ngoại có chảy vào chứng khoán Việt Nam?
12:00, 09/11/2018
Liên minh tài chính Nga - Trung đe dọa đồng USD?
11:32, 09/11/2018
“Ẩn số” giá dầu trong dài hạn
11:30, 09/11/2018
Điều chỉnh thuế nhập khẩu tại chỗ?
11:34, 09/11/2018
Sai phạm tại cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi (kỳ cuối): Liệu đã đảm bảo an toàn khi cho thu phí trở lại?
07:00, 07/11/2018
Các chuyên gia cho biết, tranh chấp Biển Đông sau 10 năm đã thay đổi về lượng và chất, ngày càng trở nên phức tạp và chứa đựng nhiều tầng nấc, và là ví dụ nổi bật nhất về các tranh chấp trong khu vực.
Đặc biệt, khu vực Biển Đông hiện là “khu vực cạnh tranh địa chiến lược và địa chính trị giữa hai siêu cường Mỹ-Trung Quốc”, đồng thời thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia trong và ngoài khu vực như Australia, Ấn Độ, Nhật Bản. Tranh chấp Biển Đông có quan hệ mật thiết với tranh chấp ở các khu vực biển lân cận khác, như Biển Hoa Đông, do đó tác động mạnh mẽ tới hoà bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng chung tại khu vực.
Phán quyết của Toà Trọng tài năm 2016 (trong vụ kiện lịch sử giữa Philippines và Trung Quốc ngày 12/7/2016), theo đánh giá của các đại biểu tham dự Hội thảo, đã có những đóng góp đặc biệt quan trọng trong chính sách của các nước đối với vấn đề Biển Đông hiện nay.
Đi sâu phân tích việc điều chỉnh chính sách của các nước lớn như Mỹ, Trung, Australia, Nga, Anh, Pháp... đối với Biển Đông, các đại biểu tại Hội thảo đã nhất trí cho rằng: “Việc cạnh tranh chiến lược địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc hiện nay không có lợi cho ổn định khu vực”.
Ngoài ra, hội thảo cũng đã tiếp tục thảo luận về các chủ đề: Xây dựng các lực lượng trên Biển Đông; Xây dựng lòng tin, ngoại giao phòng ngừa và giải quyết tranh chấp; các nhân tố mới có thể tạo bất ổn trên Biển Đông; trật tự và bất ổn trên Biển Đông...