Trả tiền dùng Facebook không khả thi
Bà Sheryl Sandberg, Giám đốc hoạt động Facebook cho biết, để loại bỏ hoàn toàn việc thông tin cá nhân bị sử dụng cho các chương trình quảng cáo, người dùng Facebook có thể phải trả tiền.
Theo bà Sheryl Sandberg, Facebook không bán hoặc chuyển thông tin người dùng cho bên quảng cáo, nhưng phụ thuộc vào dữ liệu người dùng để hoạt động.
Khó thực hiện đại trà
Sau khi có tuyên bố nói trên từ Facebook, đã có một chiến dịch vận động quốc tế yêu cầu người dùng tham gia biểu tình trực tuyến bằng cách từ chối sử dụng nền tảng và ứng dụng của Facebook, bao gồm Messenger, WhatsApp và Instagram.
Bà Laura Ullman, người phát ngôn của chiến dịch này cho biết, đây là một yêu cầu vô căn cứ, bởi quản lý nền tảng là trách nhiệm của Facebook. “Chẳng có điều gì đảm bảo 100% rằng khi chúng tôi trả tiền, các thông tin cá nhân của chúng tôi sẽ được bảo mật 100%”, bà Laura UIIman nhấn mạnh.
Trong khi đó, giới chuyên gia công nghệ cho rằng, Facebook thu tiền người dùng để tắt quảng cáo là không khả thi đối với tất cả mọi người. Bởi vì từ trước đến nay, Facebook là một nền tảng miễn phí với người dùng. Nếu thu phí đồng loạt, sẽ khiến người dùng bị sốc và dẫn đến làn sóng tẩy chay Facebook. “Có chăng, chỉ nên quy định thu phí để tắt quảng cáo đối với những người dùng đăng ký với Facebook”, một chuyên gia cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Facebook thừa nhận theo dõi nội dung tin nhắn của người dùng
11:11, 06/04/2018
Facebook thừa nhận 2 tỷ người dùng có thể đã bị xâm phạm bảo mật
09:48, 05/04/2018
Vụ bê bối Facebook là lời cảnh tỉnh cho người dùng trực tuyến
05:21, 28/03/2018
Các nhà quảng cáo “tẩy chay” Facebook?
15:34, 27/03/2018
Niềm tin của người dùng vào Facebook “tụt dốc” thê thảm
12:55, 26/03/2018
Cần tự bảo mật
Ông Nguyễn Quang Trung, chuyên gia an ninh mạng của Open Way, cho rằng, thật khó từ bỏ mạng xã hội lớn nhất hành tinh này.
“Nếu bạn bỏ Facebook, bạn có thể an tâm hơn khi biết rằng bạn không bị theo dõi, phân tích hồ sơ và nhìn thấy quảng cáo. Nhưng thực tế, những gì bạn từ bỏ là quyền truy cập vào các dịch vụ có giá trị khác. Đó là một sự trao đổi mà hầu hết người dùng không sẵn sàng thực hiện", ông Trung cho biết.
Do đó, theo ông Trung, thay vì thực hiện những biện pháp tiêu cực như loại bỏ và tẩy chay, các nước nên đẩy mạnh sự giám sát các nền tảng truyền thông và người dùng không nên cung cấp quá nhiều thông tin cá nhân lên mạng xã hội.
"Bảo mật hiện đang là một vấn đề nóng bỏng. Tuy nhiên trước khi trông cậy vào bất cứ công cụ bảo mật nào, thì người dùng hãy tự bảo mật thông tin của chính mình bằng cách hạn chế chia sẻ, dù chỉ là một dòng check in địa điểm."