Hải Dương: Không kê khai chăn nuôi, người dân sẽ thiệt đủ đường
Điều kiện không bảo đảm, không nắm được luật... là những nguyên nhân khiến người nông dân không khai báo việc chăn nuôi với chính quyền địa phương.
Nguy cơ dịch bệnh
Nếu kiểm tra trên địa bàn cả nước, việc người dân chăn nuôi không kê khai chắc chắn là con số không nhỏ. Việc này gây nên nhiều khó khăn cho công tác quản lý và đặc biệt chính người chăn nuôi sẽ thiệt đủ đường.
Ông Nguyễn Văn Ơn, thôn Quán Đào, xã Tân Tiến, Gia Lộc, Hải Dương nuôi lợn 20 năm nay nhưng chỉ khi dịch tả lợn châu Phi bùng phát ông mới kê khai với chính quyền địa phương để được nhận hỗ trợ. Ông tự tiêm phòng cho đàn vật nuôi. Chuồng nuôi lợn chỉ rộng khoảng 70 m2 và nằm trong khuôn viên của gia đình với đầy đủ bể biogas để xử lý chất thải của lợn.
Việc vệ sinh chuồng trại phòng bệnh được thực hiện định kỳ 2 lần/tuần nhưng vì chăn nuôi nhỏ lẻ, lại nằm trong khu dân cư nên không tránh được ô nhiễm. "Sau khi toàn tỉnh công bố hết dịch tôi mới nuôi lợn trở lại. Do nuôi ít nên khi tái đàn tôi cũng không báo cáo với chính quyền địa phương. Con giống nhập qua thương lái và được bảo hành trong 1 tuần nếu xảy ra dịch bệnh nên không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc", ông Ơn nói.
Có thể bạn quan tâm
Hải Dương: Triển khai mạnh các chương trình hỗ trợ ưu đãi vốn cho Doanh nghiệp
12:15, 05/02/2020
Hải Dương tổ chức Hội nghị triển khai chương trình hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp
12:15, 05/02/2020
Hải Dương: 20 doanh nghiệp “giải cứu” cà rốt
11:54, 15/01/2020
Du lịch Hải Dương cần một “chiến lược xanh”
02:54, 06/01/2020
"Dính" dịch tả lợn châu Phi, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi vẫn là điểm sáng
03:47, 07/01/2020
Xã Nam Hưng, Nam Sách, Hải Dương là một trong những địa phương có phong trào chăn nuôi phát triển. Sau khi dịch tả lợn Châu phi xảy ra, toàn xã chỉ còn hơn 120 hộ nuôi với tổng đàn lợn khoảng 1.900 con, giảm 1/3 so với trước. Ngoài chăn nuôi lợn, xã còn hơn 100 hộ nuôi trâu bò vỗ béo với khoảng 350 con. Trước đây, các hộ chăn nuôi nằm xen kẽ trong khu dân cư nên môi trường bị ô nhiễm nặng.
Khoảng 2 năm trở lại đây, xã đã vận động các hộ dân di dời cơ sở chăn nuôi ra vùng chuyển đổi nhưng vẫn còn một số hộ nuôi lợn, trâu bò nhỏ lẻ trong khu dân cư. "Để nắm bắt được tình hình chăn nuôi, hằng năm, xã cử cán bộ đi kiểm tra các hộ chăn nuôi và yêu cầu các hộ ký cam kết bảo đảm vệ sinh môi trường. Sắp tới, xã sẽ tăng cường tuyên truyền để người dân nắm rõ những điểm mới của Luật Chăn nuôi 2018, đặc biệt là việc khai báo khi chăn nuôi", ông Nguyễn Văn Viển, Phó Chủ tịch UBND xã Nam Hưng nói.
“Tuy nhiên, người dân nên chủ động kê khai chăn nuôi với chính quyền địa phương, việc kê khai sẽ có nhiều lợi ích như tư vấn đảm bảo sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, chế độ hỗ trợ khi có dịch bệnh, vay vốn..” ông viển nói.
Đẩy mạnh tuyên truyền
Bà Phạm Thị Đào, Phó Trưởng Phòng Chăn nuôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương cho biết: "Luật Chăn nuôi mới quy định cụ thể các hộ chăn nuôi kể cả trang trại và nông hộ đều phải kê khai với chính quyền địa phương. Song do luật còn mới nên hiện nay hầu hết các hộ đều chưa thực hiện điều này. Sắp tới, ngành sẽ tổ chức một số lớp tập huấn ở cấp xã để hướng dẫn chính quyền địa phương và người dân thực hiện cho đúng".
Việc kê khai khi chăn nuôi là cần thiết, giúp chính quyền địa phương có chính sách để phát triển chăn nuôi phù hợp.
“Luật Chăn nuôi 2018 có hiệu lực từ đầu năm 2020 gồm nhiều điểm nổi bật so với Pháp lệnh về giống vật nuôi năm 2004. Theo đó, khoản 1, điều 54 quy định tổ chức, cá nhân chăn nuôi phải kê khai hoạt động chăn nuôi với UBND cấp xã nhằm kiểm soát quy mô chăn nuôi và có quy hoạch cụ thể cho từng vùng.” Bà Đào cho biết và nhấn mạnh
“Để bảo đảm điều kiện chăn nuôi, đối với chăn nuôi nông hộ phải đáp ứng các yêu cầu gồm chuồng nuôi tách biệt với nơi ở của người; định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi; có các biện pháp phù hợp để vệ sinh phòng dịch; thu gom, xử lý phân, nước thải chăn nuôi, xác vật nuôi và chất thải chăn nuôi khác theo quy định. Chăn nuôi trang trại phải đáp ứng các điều kiện như vị trí trang trại phù hợp, nguồn nước bảo đảm chất lượng, có biện pháp bảo vệ môi trường...”
“Các tổ chức, cá nhân đã thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định sẽ được hỗ trợ thiệt hại, khôi phục sản xuất khi bị thiệt hại do dịch bệnh. Còn nếu các hộ dân không kê khai, khi có dịch bệnh thì sẽ chịu thiệt đủ đường” bà Đào nói.