“Siêu ủy ban” quản vốn nhà nước thế nào?
Dù chưa chính thức đi vào hoạt động, nhưng Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp" (hay thường được gọi là "Siêu ủy ban") sẽ bước đầu khắc phục tình trạng phân tán quyền chủ sở hữu vốn nhà nước.
TS Nguyễn Đình Cung, Viện Trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế TƯ (CIEM) tại Hội thảo: "Đổi mới cơ chế giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong tiến trình cơ cấu lại DN Nhà nước" do CIEM tổ chức ngày 19/7, cho biết: Dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp hiện đang được các đơn vị liên quan soạn thảo.
Tăng khả năng giám sát
Theo các chuyên gia, Dự thảo Nghị định trên là bước tiến dài tới mục tiêu tách chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước với chức năng quản lý nhà nước ra khỏi các cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Trong đó, hiệu quả của giám sát, quản lý vốn nhà nước sẽ tăng cao.
Báo cáo của Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho thấy, tình trạng hoạt động chưa hiệu quả của doanh nghiệp Nhà nước, tỉ suất lợi nhuận của doanh nghiệp Nhà nước giảm trong giai đoạn 2011-2016: Tỉ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) giảm 39%; chỉ số lợi nhuận trên vốn (ROA) giảm 30%.
Đặc biệt, đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn, tổng công ty lên đến hàng chục ngàn tỉ đồng nhưng đến nay chưa thu hồi được và giá trị thực tế của nhiều dự án đang ở mức dưới giá trị đã đầu tư. Các bộ, ngành đã có nhiều nỗ lực để xử lý các dự án thua lỗ, kém hiệu quả nhưng phục hồi chậm.
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước dự kiến sẽ có các đơn vị trực thuộc theo ngành dọc như: Nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng, công nghệ...
Theo ông Phạm Đức Chung - Trưởng Ban Phát triển và Cải cách doanh nghiệp, Viện CIEM, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng trong đó có lý do là phạm vi giám sát của cơ quan đại diện vốn chủ sở hữu chưa rõ.
Theo dự thảo Nghị định, Ủy ban thực hiện chế độ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ định kỳ theo quy định của pháp luật hoặc đột xuất về việc thực hiện nhiệm vụ được giao, về kết quả, hiệu quả quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu.
Ủy ban phải lập và gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền các báo cáo phục vụ công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với Ủy ban trong việc thực hiện mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các nội dung giám sát, kiểm tra, thanh tra khác theo quy định của pháp luật.
Có thể bạn quan tâm
“Siêu uỷ ban” sẽ quản trị doanh nghiệp thế nào?
11:11, 23/06/2018
Xin ý kiến Thường vụ Quốc hội Dự thảo Nghị định về “siêu uỷ ban”
11:00, 15/05/2018
Hành lang pháp lý riêng cho “siêu ủy ban”
06:06, 25/02/2018
Tách chức năng quản lý vốn Nhà nước, đưa về “siêu Ủy ban”
15:28, 12/02/2018
Chân dung Chủ tịch “siêu Ủy ban” quản lý 5 triệu tỷ đồng
05:28, 10/02/2018
Chính thức thành lập “siêu uỷ ban” quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
13:30, 05/02/2018
“Siêu uỷ ban" quản lý vốn Nhà nước sẽ là một định chế bao trùm
19:07, 02/02/2018
Xác định đúng vai trò “siêu Ủy ban”
06:00, 20/01/2018
Quản lý vốn nhà nước trong kinh doanh: Cần một “siêu ủy ban”
16:03, 01/01/2018
“Siêu ủy ban” sẽ hạn chế lợi ích nhóm
05:14, 13/10/2017
“Siêu ủy ban” quản lý vốn nhà nước!
08:07, 07/10/2017
Tách chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước với quản lý nhà nước
Theo Đại diện CIEM, quản lý một lượng tài sản khổng lồ - trên 5 triệu tỉ đồng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, lại thuộc nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau nên Ủy ban Quản lý vốn nhà nước dự kiến sẽ có các đơn vị trực thuộc theo ngành dọc.
Chẳng hạn, Vụ Nông nghiệp, Vụ Công nghiệp, Vụ Năng lượng, Vụ Công nghệ, hạ tầng... giúp lãnh đạo Ủy ban trong việc quản lý, giám sát toàn diện khu vực doanh nghiệp nhà nước trong từng ngành.
Trong các buổi hội thảo về mô hình ủy ban, nhiều ý kiến cho rằng các doanh nghiệp (tập đoàn, tổng công ty) có thể rơi vào cảnh "một cổ nhiều tròng" khi đã có thêm cơ quan quản lý ngành, giờ lại thêm "siêu ủy ban". Nói rộng hơn đó chính là mối quan hệ giữa Ủy ban với các Bộ, cơ quan ngang Bộ chưa rõ sẽ phân định như thế nào.
Theo quan điểm của lãnh đạo CIEM, những nội dung quản lý thuộc chức năng "chủ sở hữu" thì do cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện. Nội dung quản lý doanh nghiệp thuộc chức năng "quản lý nhà nước" thì do các bộ quản lý ngành thực hiện.
Ví dụ, nếu chuyển EVN về “Ủy ban”. Trong trường hợp này, Luật Điện lực hiện hành và văn bản hướng dẫn đã quy định rõ thẩm quyền của Bộ Công Thương đối với vấn đề quy hoạch phát triển điện lực, quản lý nhu cầu điện, mua bán điện, giá điện, điều tiết hoạt động điện lực... Các thẩm quyền này thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước, không thuộc phạm vi chức năng chủ sở hữu, vì vậy, Bộ Công Thương tiếp tục chủ trì thực hiện.
Có thể nói, việc tách chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước với chức năng quản lý nhà nước ra khỏi các cơ quan quản lý hành chính nhà nước sẽ góp phần kiến tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp và tạo điều kiện cho các bộ, UBND cấp tỉnh tập trung năng lực vào thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước. Đây chính là xu hướng quản lý vốn nhà nước hiện đại mà nhiều nền kinh tế trên thế giới đã và đang áp dụng.
Ông Trần Đình Thiên, Nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam : Tốc độ cổ phần hóa chi phối khả năng thành công của “siêu ủy ban” Sự thành công của “Siêu ủy ban” phụ thuộc vào nhân sự, nhưng tốc độ cổ phần hóa cũng chi phối khả năng thành công của Ủy ban” này. Điểm mấu chốt của Siêu ủy ban là phải thúc đẩy bảo đảm cho doanh nghiệp nhà nước vận hành để cả nền kinh tế hiệu quả, để nguồn lực nhà nước được phân bổ và sử dụng hiệu quả. Ủy ban phải xử lý vốn Nhà nước theo tinh thần cổ phần hóa mạnh, chỗ nào Nhà nước không cần nắm giữ phải chuyển giao mạnh cho tư nhân để nguồn lực quốc gia được phân bổ đúng chỗ, đúng lúc và hiệu quả. TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn, giảng viên ĐH Fulbright Việt Nam: Sự ra đời của siêu ủy ban không thể giải quyết tận gốc được vấn đề của DNNN Khi Nhà nước vẫn sở hữu doanh nghiệp nhà nước thì sự ra đời của “Siêu ủy ban” không giải quyết tận gốc vấn đề của DNNN hiện nay . Thay vì thuộc Bộ quản lý thì giờ là “Siêu ủy ban”, tình trạng 3 trong 1 chuyển thành 2 trong 1, vẫn duy trì chức năng sở hữu Nhà nước và quản trị doanh nghiệp. |