"Thất thủ" cắt giảm kiểm tra chuyên ngành

Hoàng Minh 07/04/2019 05:36

Chưa có chuyển biến trong quý 1/2019 về việc cắt giảm thủ tục kiểm tra chuyên ngành, đây là khuyến nghị của Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng tại phiên họp Chính phủ thường kỳ vừa diễn ra.

Một trong những văn bản được Bộ trưởng Bộ KH&ĐT điểm mặt là Thông tư số 36/2018 về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản, có hiệu lực kể từ ngày 10/2/2019. Tuy nhiên, văn bản này đã có ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động quản lý, kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực kiểm dịch.

Mặc dù Nghị quyết số 02/ 2019 của Chính phủ nhấn mạnh trước tháng 6 năm 2019, các bộ, ngành hoàn thành rà soát, cắt giảm thực chất 50% số mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa kiểm tra chuyên ngành. Tuy nhiên, trong quý I năm 2019, nhiệm vụ này chưa có thêm chuyển biến nào được ghi nhận.

Có thể bạn quan tâm

  • Cải cách kiểm tra chuyên ngành: Tiết kiệm hơn 5 nghìn tỉ đồng/năm

    21:05, 10/12/2018

  • Thủ tục kiểm tra chuyên ngành lĩnh vực nông nghiệp: "Một người có bệnh, bắt cả làng đi tiêm"

    06:20, 03/11/2018

  • Rút gọn đầu mối kiểm tra chuyên ngành nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và thủy sản

    15:35, 04/10/2018

  • Cải tiến kiểm tra chuyên ngành nông nghiệp

    05:00, 28/09/2018

  • Xã hội hóa kiểm tra chuyên ngành

    11:05, 31/08/2018

  • Cải cách toàn diện công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

    21:43, 14/08/2018

  • Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đơn giản hóa 50% danh mục kiểm tra chuyên ngành

    14:26, 24/07/2018

  • Số lượng hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành còn chiếm tỷ trọng lớn

    11:17, 24/07/2018

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT đã nhắc tới Thông tư 36/2018 là một trong những văn bản gây khó khăn, vướng mắc cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Theo đó, ngay sau khi văn bản có hiệu lực, doanh nghiệp đã gặp vướng mắc do một số quy định thiếu rõ ràng, dẫn tới cách hiểu khác nhau giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp, và do đó dẫn đến tình trạng ứ đọng hàng tại cảng.

Vì theo Thông tư này, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu gián tiếp từ tàu đánh bắt hải sản nước ngoài chuyển tải tại các cảng trung chuyển của nước ngoài về Việt Nam phải có Bản sao Giấy xác nhận do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia nơi có cảng trung chuyển cấp (có xác nhận của doanh nghiệp).

Ngoài ra, các doanh nghiệp kinh doanh cá ngừ còn bất ngờ trước thời điểm có hiệu lực của Thông tư 36/2018 kể từ ngày 10/2/2019. Bởi vì, cả VASEP và hầu hết các doanh nghiệp chỉ được biết trong khoảng từ ngày 11 đến 15/2/2019, nghĩa là sau thời điểm hiệu lực. Trong khi đó, các doanh nghiệp đều ký hợp đồng mua nguyên liệu từ trước đó.

Cũng phải nhắc lại, cuối năm 2018, VASEP và các doanh nghiệp ngành cá ngừ Việt Nam đã góp ý cho nội dung này trong giai đoạn Thông tư 36/2018 là dự thảo. Các doanh nghiệp đã phân tích thực tế để chứng minh yêu cầu này là khó thực hiện.

Hoàng Minh