[COVID-19] Hà Nội đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng

Anh Duy 26/02/2020 17:35

Trước tình hình nền kinh tế đang bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19 (do virus SARS-CoV-2 gây ra). Hà Nội đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng năm 2020.

Theo Giám đốc Sở KH-ĐT Nguyễn Mạnh Quyền, dịch COVID-19 diễn biến rất nhanh, nghiêm trọng, phức tạp, khó lường đã, đang và sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội của Thành phố.

Hội nghị triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 trong bối cảnh tác động của dịch bệnh Covid-19.

Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 trong bối cảnh tác động của dịch bệnh COVID-19.

Tất cả các lĩnh vực "dính đòn"

Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng mức 5,8%, trong khi cùng kỳ tăng 6,1%. Một số sản phẩm công nghiệp giảm mạnh như: Bia, rượu (giảm 23,2%); Giày, dép (giảm 5,5%); Sản phẩm bằng Plasstic (giảm 12,5%);... Một số sản phẩm phục vụ công tác phòng, chống dịch tăng như: Dược phẩm (tăng 55,6%); Thuốc trừ sâu, sản phẩm hóa chất (tăng 46,3%); Thuốc kháng sinh dạng bột, cốm (tăng 38,5%);…

Kim ngạch xuất khẩu giảm 19% (cùng kỳ tăng 15,5%). Kim ngạch nhập khẩu giảm 20,7% (cùng kỳ tăng 10,4%). Tổng doanh thu ngành vận tải, kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải và bưu chính chuyển phát giảm 0,9% (cùng kỳ tăng 12,3%).

Đặc biệt, Khách du lịch giảm mạnh: Khách Trung Quốc giảm 60%; Malaysia giảm 34,9%; Singapore giảm 19,6%; Thái Lan giảm 13,4%;... Khách du lịch nội địa giảm 21,2%. Dịch vụ nghệ thuật, vui chơi giải trí giảm 0,5%; dịch vụ giáo dục và đào tạo giảm 3%,...

Trong tháng, có 6/11 nhóm hàng có chỉ số giảm: Giao thông giảm 2,24%; Văn hóa giải trí và du lịch giảm 1,58%; Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,24%; May mặc, mũ nón, giầy dép giảm 0,19%; Đồ uống và thuốc lá giảm 0,11%; Bưu chính viễn thông giảm 0,13%.

Có thể bạn quan tâm

  • Hà Nội họp đột xuất về công tác phòng dịch SARS-CoV-2

    19:35, 23/02/2020

  • [HÀ NỘI Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ] Chỉ số bụi mịn vượt 3 lần mức cho phép

    04:50, 23/02/2020

  • Hợp tác quảng bá du lịch Việt Nam và chặng đua công thức 1 Hà Nội

    12:00, 21/02/2020

  • UBTVQH phê chuẩn ông Vương Đình Huệ làm Trưởng đoàn ĐBQH Hà Nội

    17:58, 20/02/2020

Ba kịch bản tăng trưởng

Trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh COVID-19, trong khi đó, Hà Nội đặt mục tiêu tăng trưởng từ 7,5% trở lên là thách thức rất lớn. Căn cứ tình hình 2 tháng đầu năm 2020; kịch bản tăng trưởng của cả nước; đánh giá tác động của dịch bệnh đến phát triển của các ngành, lĩnh vực và những tình huống giả định của dịch bệnh, kịch bản tăng trưởng năm 2020 của thành phố Hà Nội được Sở Kế hoạch và Đầu tư TP xây dựng. Cụ thể như sau:

Kịch bản 1, quý I hết dịch, quý II lấy lại đà tăng trưởng và quý III, IV bứt tốc để cả năm hoàn thành chỉ tiêu đề ra.

GRDP quý I/2020 tăng 4,88%, trong đó: nông nghiệp giảm 1,17%; công nghiệp – xây dựng tăng 6,43%; dịch vụ tăng 4,85%; thuế sản phẩm tăng 3,95%.

GRDP quý II/2020 tăng cao trở lại, đạt 7,24%, trong đó, nông nghiệp bứt phá với tốc độ tăng 3%, dịch vụ tăng 7,48%, tuy nhiên công nghiệp – xây dựng vẫn còn chịu ảnh hưởng với tốc độ tăng 8,26% và thuế sản phẩm tăng 5,35%.

GRDP quý III/2020 tăng cao 8,65%, trong đó, nông nghiệp tiếp tục bứt phá với tốc độ tăng 11,0%, dịch vụ tăng 8,08%, công nghiệp – xây dựng tăng 10,77% và thuế sản phẩm tăng 6,65%.

GRDP quý IV/2020 tăng cao 8,88%, trong đó, nông nghiệp tăng 3,9%, dịch vụ tăng 8,26%, công nghiệp – xây dựng tăng 11,67% và thuế sản phẩm tăng 6,75%.

Tính chung, GRDP năm 2020 tăng 7,53% - đạt kế hoạch (từ 7,5% trở lên). Phương án này, ngành công nghiệp, xây dựng tăng thấp hơn kế hoạch 0,19 điểm % nhưng được bù đắp bởi ngành dịch vụ (tăng cao hơn kế hoạch 0,03 điểm %), thuế sản phẩm (tăng cao hơn kế hoạch 0,01 điểm %) và nông nghiệp (tăng cao hơn kế hoạch 0,96 điểm %).

Kịch bản 2, quý I kiểm soát được dịch nhưng vẫn ảnh hưởng sang các quý sau, tăng trưởng không thể bứt tốc và cả năm đạt thấp hơn kế hoạch

GRDP quý I/2020 tăng 4,88%, trong đó: nông nghiệp giảm 1,17%; công nghiệp – xây dựng tăng 6,43%; dịch vụ tăng 4,85%; thuế sản phẩm tăng 3,95%.

GRDP quý II/2020 chỉ tăng 6,97%, trong đó, nông nghiệp tăng 3%, dịch vụ tăng 7,35%, tuy nhiên công nghiệp – xây dựng chỉ tăng 7,58% và thuế sản phẩm tăng 5,0%.

GRDP quý III/2020 tăng cao 7,9%, trong đó, nông nghiệp tăng 10,05%, dịch vụ tăng 7,60%, công nghiệp – xây dựng tăng 9,64% và thuế sản phẩm tăng 5,1%.

GRDP quý IV/2020 tăng 8,14%, trong đó, nông nghiệp tăng 3,8%, dịch vụ tăng 7,66%, công nghiệp – xây dựng tăng 10,86% và thuế sản phẩm tăng 5,3%.

Tính chung, GRDP năm 2020 tăng 7,06% - không đạt kế hoạch (từ 7,5% trở lên); riêng ngành nông nghiệp tăng cao hơn kế hoạch (0,74 điểm %), còn lại tất cả các ngành còn lại đều tăng thấp hơn kế hoạch.

Kịch bản 3, dịch bệnh kéo dài đến quý II và còn ảnh hưởng sang các quý tiếp theo, năm 2020 tăng trưởng thấp, không đạt kế hoạch

GRDP quý I/2020 tăng 4,88%, trong đó: nông nghiệp giảm 1,17%; công nghiệp – xây dựng tăng 6,43%; dịch vụ tăng 4,85%; thuế sản phẩm tăng 3,95%.

GRDP quý II/2020 chỉ tăng 6,39%, trong đó, nông nghiệp tăng 2,95%, dịch vụ tăng 6,69%, công nghiệp – xây dựng tăng 7,4% và thuế sản phẩm tăng 4,0%.

GRDP quý III/2020 tăng cao 7,14%, trong đó, nông nghiệp tăng 8,5%, dịch vụ tăng 7,03%, công nghiệp – xây dựng tăng 8,49% và thuế sản phẩm tăng 4,3%.

GRDP quý IV/2020 tăng 7,57%, trong đó, nông nghiệp tăng 3,0%, dịch vụ tăng 7,24%, công nghiệp – xây dựng tăng 10,05% và thuế sản phẩm tăng 4,5%.

Tính chung, GRDP năm 2020 tăng 6,57% - không đạt kế hoạch (từ 7,5% trở lên); riêng ngành nông nghiệp tăng cao hơn kế hoạch (0,20 điểm %), còn lại tất cả các ngành còn lại đều tăng thấp hơn kế hoạch.

Anh Duy