Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp nói gì về khó khăn của VNR?
Dư luận đặc biệt quan tâm vấn đề chậm giao vốn ngân sách 2020 cho công tác bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt, ảnh hưởng hoạt động của 20 doanh nghiệp, thậm chí nguy cơ dừng chạy tàu toàn quốc.
Trả lời về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, Tổng công ty Đường sắt (VNR) về Ủy ban từ tháng 10/2018 nhưng vốn dự toán kinh phí quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt năm 2019 vẫn được Bộ Giao thông Vận tải giao cho VNR và không có phát sinh vấn đề nào khác.
Thực hiện theo cơ chế đặt hàng?
Tuy nhiên, năm 2020, VNR thực hiện nhiệm vụ đặt hàng bảo trì kết cấu hạ tầng nên hiện có 2 luồng ý kiến đó là vẫn tiếp tục triển khai như những năm trước hay là thực hiện theo cơ chế đặt hàng.
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, nếu thực hiện theo cơ chế đặt hàng, theo Nghị định 32 của Chính phủ, VNR dù có ở Bộ GTVT hay Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước thì vẫn phải thực hiện theo cơ chế chung vì Nghị định này quy định rõ: "Bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan Chính phủ đều có quyền đặt hàng nhiệm vụ công ích để các doanh nghiệp, đơn vị kể cả tổ chức, cá nhân nếu có pháp nhân để thực hiện việc này."
Bà Hà cũng thông tin thêm, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tư pháp, Giao thông Vận tải, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước có các ý kiến để xem lại các cơ sở pháp lý, báo cáo ủy ban Thường vụ Quổc hội giải thích quy định tại Nghị quyết số 87/2019/QH14 ngày 14/11/2019 của Quốc hội về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2020 theo hướng đề nghị cho phép tiếp tục áp dụng cơ chế giao dự toán kinh phí quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia năm 2020 cho VNR thông qua dự toán ngân sách Nhà nước của Bộ Giao thông Vận tải như đã thực hiện năm 2019.
Được biết, Bộ Giao thông Vận tải đã giao hơn 2.800 tỷ đồng dự toán kinh phí quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia năm 2020 cho Cục Đường sắt Việt Nam từ cuối tháng 12/2019. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thể ký hợp đồng đặt hàng làm cơ cở triển khai kế hoạch bảo trì.
Theo ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Cục đã mời lãnh đạo VNR 4 lần lên để bàn ký hợp đồng giải ngân vốn, song lãnh đạo VNR không lên. Lỗi ở đây là do doanh nghiệp (tức VNR) chứ không phải của Nhà nước.
Có thể bạn quan tâm
[ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM] Ai chịu trách nhiệm trước nguy cơ dừng chạy tàu?
16:00, 28/02/2020
[ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM] Tự "cứu" mình nhanh hơn ỷ lại Nhà nước "cứu"
02:55, 28/02/2020
[ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM] Cục đường sắt Việt Nam: "Không phải muốn dừng là dừng!"
17:00, 27/02/2020
[ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM] Phó Thủ tướng "thúc" tiến độ 4 dự án đường sắt
16:28, 26/02/2020
[ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM] Tự “bươn trải” mới thành công
20:03, 25/02/2020
[ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM] Sắp được "giải cứu"?
15:14, 25/02/2020
“Khi Luật Đường sắt, Luật Quản lý tài sản công, Luật Ngân sách ra đời, bộ máy của tổng công ty trên vẫn không thay đổi để phù hợp với luật. Bởi thế, khi tất cả các tổng công ty, doanh nghiệp khác thay đổi, chuyển sang đặt hàng đấu thầu dịch vụ công thì VNR vẫn muốn đòi làm theo dự toán. Nói thẳng ra là ông không làm được, mượn áp lực ép lên để thực hiện theo cơ chế cũ”, Cục trưởng Đặng Quyết Tiến nói.
Yêu cầu phải bảo toàn vốn
Được biết, mới đây, đề nghị điều chuyển VNR từ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp về trực thuộc Bộ GTVT quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động và vận hành của Tổng công ty cũng được Thủ tướng giao Bộ GTVT và Uỷ ban đánh giá sau khi có những ý kiến đề xuất từ chuyên gia và Đại biểu Quốc hội.
Không chỉ VNR, cũng có một số TCty có đề xuất tương tự, về vấn đề này, Bà Nguyễn Thị Phú Hà cho biết, thực hiện Nghị định 131 của Chính phủ, 19 Tập đoàn, Tổng công ty bàn giao nguyên trạng về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước. Trong quá trình triển khai, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước nhận được 259 nhiệm vụ dở dang và 1 số nhiệm vụ mà các Tập đoàn, Tổng công ty triển khai và thông qua trước 2017 nhưng đến nay vẫn chưa được cơ quan chủ sở hữu triển khai.
Thậm chí, theo bà Hà, có dự án triển khai dở dang 10 năm, 20 năm, việc chuyển giao hồ sơ về Ủy ban, cơ quan này nhận thấy còn nhiều dự án chưa đầy đủ.
Bà Hà nhấn mạnh, với mỗi dự án, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước yêu cầu triển khai theo đúng trình tự thủ tục, pháp luật chung và pháp luật chuyên ngành.
“Chúng tôi chiếu theo quy định thì một số dự án không phù hợp, không hiệu quả thì phải yêu cầu làm rõ. Có những doanh nghiệp, tập đoàn chưa quen cách triển khai của Ủy ban, nhưng chúng tôi yêu cầu phải bảo toàn vốn, phải có hiệu quả. Khi không hiệu quả chúng tôi yêu cầu phải báo cáo”, bà Hà chia sẻ.