Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Các gói hỗ trợ phải đến ngay với doanh nghiệp và người dân

Anh Duy 04/03/2020 13:20

Thủ tướng nhấn mạnh, hỗ trợ không phải là bao cấp cho sự yếu kém. Các gói hỗ trợ phải có hiệu lực ngay đến doanh nghiệp và người dân, không được để lâu, không có cơ chế xin-cho, thiếu minh bạch.

“Chúng ta hiểu rằng như một cái lò xo bị nén, cần chuẩn bị tốt để bật ra mạnh mẽ trong thời gian tới”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2020.

Thủ tướng Chính phủ

Thủ tướng Chính phủ gói hỗ trợ tín dụng 250.000 tỉ lãi suất thấp. Một gói hỗ trợ từ tài khóa như hoãn, giãn về tài chính ít nhất gần 30.000 tỉ.

Theo đó, về tình hình tháng 2 và 2 tháng đầu năm, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, mặc dù chịu tác động, ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhưng nhìn chung kinh tế-xã hội của nước ta ổn định và có những điểm sáng. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định.

Tuy nhiên, nhiều ngành, lĩnh vực đã gặp khó khăn, bộc lộ rõ những hạn chế, bất cập. Tốc độ tăng trưởng của nhiều ngành, lĩnh vực giảm, đặc biệt là du lịch và hàng không chịu tác động rất lớn. Nhiều doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thiếu nguyên liệu. Khu vực dịch vụ chịu tác động mạnh của dịch bệnh COVID-19.

Thủ tướng nhấn mạnh, tinh thần chỉ đạo của Chính phủ thời gian tới là “cần hết sức thận trọng nhưng cũng không bi quan”. 

Người đứng đầu Chính phủ cho biết đưa ra hai gói hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân trước ảnh hưởng của dịch virus corona (COVID-19).

"Một gói hỗ trợ tín dụng 250.000 tỉ lãi suất thấp. Một gói hỗ trợ từ tài khóa như hoãn, giãn về tài chính ít nhất gần 30.000 tỉ. Chúng ta chưa gọi đây là gói kích thích kinh tế", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

Các gói hỗ trợ tiền tệ, tài khóa, thương mại đầu tư, cải cách thủ tục hành chính sẽ tập trung vào các lĩnh vực chịu ảnh hưởng lớn của dịch bệnh, trước hết là cho du lịch, hàng không, thương mại, dịch vụ, xuất nhập khẩu.

Thủ tướng nhấn mạnh rằng hỗ trợ cho các đối tượng bị thiệt hại do dịch COVID-19, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, không phải là bao cấp cho sự yếu kém. Trong đó có hỗ trợ tín dụng lãi suất thấp, hỗ trợ về chính sách tài khóa. Các gói hỗ trợ này phải có hiệu lực ngay đến doanh nghiệp và người dân, không được để lâu, không có cơ chế xin cho, thiếu minh bạch.

Thủ tướng nêu rõ, ổn định vĩ mô vẫn là cái then chốt, không để vì các lí do khác làm ảnh hưởng đến mục tiêu này. Chúng ta chưa đặt vấn đề nới lỏng chính sách tiền tệ hay đưa ra gói kích thích kinh tế.

Có thể bạn quan tâm

  • Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Nhiều doanh nghiệp đối mặt nguy cơ thiếu nguyên liệu, đứt gãy chuỗi cung ứng

    13:00, 03/03/2020

  • Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu ý kiến "Việt Nam cần 110 tỷ USD đầu tư hạ tầng" của ADB

    05:00, 03/03/2020

  • Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không có cơ chế xin cho trong phòng chống COVID-19

    19:00, 02/03/2020

  • Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: "Chưa thể chốt học sinh sẽ đi học lại từ 2/3"

    17:00, 24/02/2020

  • [COVID-19] Thủ tướng Chính phủ: "Chúng ta cần thắng lợi kép"

    15:19, 25/02/2020

Cho rằng tốc độ giải ngân vốn đầu tư công còn chậm, Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ sớm chuẩn bị kỹ nội dung cho hội nghị toàn quốc kiểm điểm trách nhiệm về vấn đề này ngay trong quý I/2020. Với khoảng 600.000 tỷ đồng vốn đầu tư công cần giải ngân trong năm nay, đây sẽ là kênh quan trọng góp phần cho tăng trưởng. Bên cạnh đó, cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư xã hội, năm ngoái chiếm 34% GDP, thì năm nay, con số này phải cao hơn.

Thủ tướng nhấn mạnh, phải tạo mọi điều kiện cho sản xuất, kinh doanh, nhất là các địa phương, “đừng để ngâm ngày này sang ngày kia, sở này sang sở kia”. Quy định nào chưa sát thực tế thì phải bãi bỏ, “nhất là xóa bỏ cái quyền tôi, quyền anh, xin-cho”.

Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần chuẩn bị sẵn các kịch bản, phương án và đối sách với tình huống, diễn biến của dịch bệnh COVID-19 và tình hình thế giới, khu vực để không bị động, bất ngờ. 

NHNN căn cứ vào Luật Các tổ chức tín dụng, Luật NHNN để ổn định lãi suất, tỷ giá, thị trường ngoại tệ, đảm bảo thanh khoản của hệ thống ngân hàng và nền kinh tế, nhất là cung ứng tín dụng, đáp ứng yêu cầu sản xuất, không để thiếu vốn tín dụng.

Bộ Tài chính cùng các bộ, ngành rà soát, khẩn trương đề xuất phương án miễn, giảm, giãn, hoãn, chậm nộp các khoản thuế, phí, lệ phí, trong đó có việc giảm thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất, bảo hiểm xã hội.

Tình hình KTXH tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2020 xuất hiện nhiều dấu hiệu có ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, cũng như ổn định kinh tế vĩ mô. Nhiều chỉ số giảm so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, KTXH vẫn còn nhiều điểm sáng rất đáng mừng trong thời gian qua.

Kinh tế vĩ mô tiếp tục được giữ vững, ổn định. Giá nhiều nhóm mặt hàng về cơ bản giữ ổn định, hoặc giảm, CPI tháng 02/2020 giảm 0,17% so với tháng trước.

Xuất khẩu vẫn tăng trưởng, nhập siêu trong kiểm soát. Xuất khẩu ước đạt 36,9 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ. Xuất khẩu của khu vực FDI tăng 0,9% và trong nước tăng 6%. Nông nghiệp vẫn được duy trì ổn định, nhiều lĩnh vực tiếp tục tăng trưởng.

Mặc dù chịu tác động mạnh của dịch COVID-19 nhưng các ngành công nghiệp vẫn duy trì, ổn định và tiếp tục tăng trưởng khá; IIP tháng 2/2020 ước tăng 8,4% so với tháng trước và tăng 23,7% so với cùng kỳ năm trước. IIP 2 tháng 2020 ước tăng 6,2%, trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 7,4%. Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 8,4%...

Số lượng doanh nghiệp thành lập mới và số vốn đăng ký tiếp tục đạt mức cao so với cùng kỳ; với trên 17.400 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký gần 364.000 tỷ đồng (tăng 9,1% về số doanh nghiệp và tăng 47,1% về số vốn đăng ký).

Có gần 12.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (tăng 17,1%). Số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường giảm với trên 28.000 doanh nghiệp.

Anh Duy