Hà Nội đề xuất được công bố ca dương tính với COVID-19
Bộ Y tế và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã cho phép CDC Hà Nội xét nghiệm khẳng định dương tính với COVID -19, vì vậy Hà Nội đề xuất được công bố các ca dương tính này để thuận lợi cho dưới cơ sở.
Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung lý giải, khi Hà Nội được công bố ca dương tính, Chủ tịch UBND phường ra quyết định cách ly các trường hợp F1, F2, người dân sẽ vui vẻ thực hiện ngay.
Sẽ xuất hiện thêm ca nhiễm ở các tỉnh phía Bắc liên quan BV Bạch Mai
“Như vậy sẽ tránh tình trạng Bộ chưa công bố, người dân chưa hợp tác như hiện nay. Đặc biệt là những trường hợp trong BV Bạch Mai cần thông tin phối hợp chặt chẽ và nhanh hơn. Đây là vấn đề cần thiết để phòng dịch bởi nếu các ca dương tính được cách ly sớm sẽ giảm lây lan hơn", Chủ tịch Hà Nội nhấn mạnh.
Trước đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng nhiều lần khẳng định, phải chủ động, không chờ thông báo kết quả xét nghiệm dương tính của Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư mà TP Hà Nội sẽ chủ động nâng cao hơn một mức so với quy định.
Các quận huyện phải giải thích rõ với người dân rằng Hà Nội không giống các vùng quê, nếu chờ 1-2 ngày có kết quả và để người dương tính với COVID-19 đi lại thì sẽ rất nguy hiểm. Vì thế TP Hà Nội phải làm cao hơn một mức so với quy định của TƯ.
Giữ quan điểm này, Báo cáo tại cuộc họp trực tuyến với 5 thành phố trực thuộc TƯ về công tác phòng chống dịch COVID-19 do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung nhận định, thành phố tiềm ẩn nguy cơ từ ổ dịch lớn nhất và phức tạp nhất là Bệnh viện Bạch Mai.
“Bệnh viện Bạch Mai theo ghi nhận của Hà Nội hiện có 20 trường hợp dương tính (Bộ Y tế công bố là 12). Có người đi theo đoàn công tác xuống Bệnh viện Bạch Mai 2 ở Hà Nam hay đi về Nam Định, Ninh Bình cũng dương tính. Rất có thể nguy cơ trong vài ngày nữa có những “đốm cháy nhỏ” dương tính ở một số tỉnh phía Bắc và Hà Nội”, ông Chung nói.
Theo Chủ tịch Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai có đầy đủ yếu tố của một ổ dịch phức tạp, nguy cơ lây nhiễm cao khi có rất nhiều bệnh nhân nặng đang điều trị.
Theo đó, ông Nguyễn Đức Chung nhận định, nếu từ ngày 19/3 "đóng băng" bệnh viện này thì sẽ có cơ hội vàng tốt hơn, nhưng từ đó đến nay, hàng ngày có từ 5.000-7.000 người khám chữa bệnh.
Tuy nhiên điều lo ngại nhất, sau ngày 20/3, BV đã chuyển 5.113 bệnh nhân về khắp các tỉnh thành, trong đó Hà Nội tiếp nhận 1.592 người.
Nguy cơ lây nhiễm đến từ gần 3.000 bệnh nhân HIV được bệnh nhân dương tính với COVID-19 thứ 86 phát thuốc từ ngày 9-14/3 là rất lớn.
Nguy cơ tiếp theo đến từ công ty Trường Sinh với 23 phụ nữ trong độ tuổi 25-57, hàng ngày đưa phích nước cho tất cả các khoa của BV; bộ phận nấu cháo, phở cung cấp theo yêu cầu cho bệnh nhân; bộ phận nấu ăn hàng ngày cung cấp cho khoảng 5.000 - 6.000 nhân viên bệnh viện ăn tại tầng 2 tòa nhà.
Ngoài ra, khoảng 2.000 - 3.000 học sinh, sinh viên thực tập của Hà Nội và các tỉnh thành ăn uống và học tập tại bệnh viện, nhưng đã rời bệnh viện từ ngày 20/3.
“Đáng lo ngại nhất là khu vực nhà ăn cho cả người vào ăn. Bệnh viện cho biết từ ngày 15-25/3, mỗi ngày có 600-700 người. Riêng cuối tuần có khoảng 250 người. Nếu đúng là bệnh nhân 170 vào đây ăn 5 lần và bị nhiễm với mức độ như thế thì tôi tin số lây nhiễm còn nhiều hơn", ông Chung bày tỏ lo lắng.
Hà Nội cho biết sẽ tiếp tục xác minh, rõ đến đâu thì cách ly, xét nghiệm đến đó. Khẩn trương lấy mẫu xét nghiệm 613 trường hợp đã được chuyển đi tối qua, đồng thời phối hợp với Bệnh viện Bạch Mai xác minh số người vào thăm trên địa bàn TP, số người này rất lớn.
Có thể bạn quan tâm
[COVID-19] Thêm 5 ca bệnh, trong đó 4 ca liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai
08:10, 29/03/2020
Binh chủng hoá học phun khử khuẩn "ổ dịch" Bệnh viện Bạch Mai
22:12, 28/03/2020
[COVID-19] Kiểm soát hai nguồn lây nhiễm đặc biệt tại bệnh viện Bạch Mai
21:01, 28/03/2020
[COVID-19] Bệnh viện Bạch Mai có hai ổ dịch?
13:25, 28/03/2020
Hà Nội nghiêm túc thực hiện "lệnh giới nghiêm"
20:01, 28/03/2020
Hà Nội tạm ngừng hoạt động tất cả tuyến xe buýt
06:36, 28/03/2020
Xét nghiệm mẫu bệnh COVID-19: Hà Nội sẽ làm cao hơn một mức so với quy định của T.Ư
05:10, 28/03/2020
Sau vụ cô gái trốn cách ly để đi Anh, Hà Nội xử phạt mức cao nhất với người trốn cách ly
14:21, 27/03/2020
Bởi vậy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đánh giá nguy cơ tại bệnh viện Bạch Mai là rất lớn, nếu có lây lan thì Hà Nội sẽ chịu hậu quả lớn nhất vì nhân viên công ty Trường Sinh ăn ở, đi lại đều ở đây, rồi số bảo vệ, y tá, bác sĩ xung quanh Hà Nội cũng là đông nhất, số người vào thăm Hà Nội cũng đông nhất.
Đề xuất nghỉ một số cơ quan hành chính
Lãnh đạo thành phố đề xuất Chính phủ cung cấp cho thành phố khoảng 15.000-20.000 bộ test nhanh, để kiểm tra trên diện rộng, trước mắt ưu tiên các phường xung quanh Bệnh viện Bạch Mai có bệnh nhân chạy thận, HIV, người hiến máu, bệnh nhân ngoại trú...
Thành phố cũng mong được hỗ trợ thêm que lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 theo cách thức PCR, sớm tìm thêm nguồn để bổ sung trang thiết bị y tế, máy thở… "Các nước đều rất lo về máy thở, nếu ở Pháp tính trung bình 85 triệu dân có khoảng 17.000 máy thở, trong 20 ngày qua có thêm 10.000 chiếc hay như Đức có 80 triệu dân, 43.000 máy thở. Nếu Hà Nội có 1.000 bệnh nhân nhưng hiện chỉ có 260 máy thở, kế hoạch đang mua thêm nhưng nguồn cung ít", ông Chung nêu thực tế.
Đặc biệt, liên quan đến công tác thông tin các trường hợp dương tính, Bộ Y tế và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã cho phép CDC Hà Nội xét nghiệm khẳng định dương tính với COVID -19, vì vậy, ông Chung cho rằng, nên cho phép Hà Nội công bố, để thuận lợi cho dưới cơ sở.
Theo đó, khi Hà Nội được công bố ca dương tính, Chủ tịch UBND phường ra quyết định cách ly các trường hợp F1, F2, người dân sẽ vui vẻ thực hiện ngay, tránh tình trạng Bộ chưa công bố, người dân chưa hợp tác như hiện nay.
Đặc biệt là những trường hợp trong bện viện Bạch Mai cần thông tin phối hợp chặt chẽ và nhanh hơn. Đây là vấn đề cần thiết để phòng dịch bởi nếu các ca dương tính được cách ly sớm sẽ giảm lây lan hơn.
Với các biện pháp mạnh mẽ, trong 1 tuần đến 10 ngày tới, Hà Nội đề nghị Thủ tướng cho phép nghỉ một số cơ quan hành chính kể cả ở các tỉnh để tập trung chống dịch.