Test nhanh COVID-19: Dương tính chưa chắc nhiễm, âm tính cũng chưa thể yên tâm!
Khi dịch bệnh COVID-19 ở Việt Nam đã sang giai đoạn 3, tức là có lây lan sang cộng đồng, test nhanh giúp xác định, cách ly khoanh vùng xử lý ca nhiễm, tuy nhiên đây chỉ là bước một của sàng lọc.
Cũng phải nó rõ đây là phương pháp có độ nhạy và chính xác thấp hơn, ca dương tính qua test nhanh cũng có thể cho kết quả âm tính bởi thực chất dương tính với loại virus, vi khuẩn khác. Tuy nhiên, cũng có bỏ sót cho âm tính giả khi người nhiễm ít hơn 3 ngày, cơ thể chưa sinh kháng thể.
Mặc dù việc xét nghiệm COVID-19 thông qua test nhanh chỉ cho độ chính xác khoảng 60-80%, tuy nhiên đây là phương pháp để sàng lọc nhanh và phát hiện sớm cho kết quả chỉ trong vòng 10-15 phút.
Phương pháp này được cho là phù hợp khi diện nghi nhiễm rộng, việc phát hiện sớm sẽ giảm nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Nói thêm về phương pháp test nhanh đây là test nhanh xét nghiệm kháng thể. Những người nào nhiễm về mặt miễn dịch từ 3 - 5 ngày sau có thể phát hiện được kháng thể với test này.
Trong một cuộc họp mới đây, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng từng đưa con số tỷ lệ lây nhiễm cộng đồng trên thế giới là 1 người có thể lây nhiễm cho 2,5 người. Nếu tính theo tỷ lệ này, Hà Nội có thể đang có từ 8-20 ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng mà chưa được phát hiện. Vì vậy, test nhanh được kỳ vọng có thể phát hiện sớm những ca bệnh này.
Có thể bạn quan tâm
Trạm test nhanh COVID-19 cho kết quả chỉ trong 10 phút hoạt động như thế nào?
17:00, 31/03/2020
Hà Nội đề xuất được công bố ca dương tính với COVID-19
13:51, 29/03/2020
Hà Nội nghiêm túc thực hiện "lệnh giới nghiêm"
20:01, 28/03/2020
Xét nghiệm mẫu bệnh COVID-19: Hà Nội sẽ làm cao hơn một mức so với quy định của T.Ư
05:10, 28/03/2020
Sau vụ cô gái trốn cách ly để đi Anh, Hà Nội xử phạt mức cao nhất với người trốn cách ly
14:21, 27/03/2020
Thực tế, 6/6 mẫu “dương tính”- tức phát hiện có kháng thể nghi chủng virus corona phát hiện qua test nhanh ở Hà Nội trong hai ngày qua đều cho kết quả âm tính khi xét nghiệm lại bằng PCR. Nhưng trong bối cảnh nguy cơ lây lan nhanh chóng của COVID-19, nhiều quan điểm đồng thuận rằng “dương tính nhầm” còn hơn để bệnh nhân COVID-19 không biết mà “lang thang” ngoài cộng đồng gây lây nhiễm diện rộng.
Các trường hợp dương tính sau test nhanh sẽ được xét nghiệm khẳng định bằng Realtime PCR có độ chính xác đạt 100%. Việc xét nghiệm nhanh để sàng lọc sớm nhằm phát hiện những trường hợp nghi ngờ, sau đó sẽ tiếp tục xét nghiệm khẳng định để chắc chắn trường hợp này có nhiễm dịch bệnh Covid-19 hay không. Từ đó sẽ có biện pháp xử lý dịch bệnh kịp thời.
“Đây là việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa để phát hiện sớm những trường hợp nghi ngờ, sau đó xét nghiệm khẳng định. Nhất là phát hiện sớm ca bệnh ngày nào, tốt ngày đó”, TS. Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc CDC Hà Nội cho biết.
Ông Trần Đắc Phu, nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cũng đánh giá cao vai trò của xét nghiệm rộng. Ông nêu ví dụ việc tỉnh Quảng Ninh xét nghiệm toàn bộ người có ho sốt, có yếu tố nguy cơ.
"Nhưng Quảng Ninh chỉ có nguy cơ từ du lịch và hiện cũng đã dừng du lịch, trong khi các thành phố như Hà Nội, TP.HCM có nhiều mối xâm nhập hơn và nên áp dụng hình thức ở Quảng Ninh", ông Phu nêu ý kiến.
Được biết, hiện nay test nhanh có 2 loại, 1 loại là phân loại kháng nguyên, 1 loại là phân loại kháng thể. Kháng thể là chất cơ thể sinh ra để chống lại các tác nhân virus. Vì thế, phải có thời gian nhất định thì mới có kháng thể.
“Khi có kháng thể, có nghĩa rằng cơ thể có thể đã xuất hiện virus xâm nhập, lúc đó máu mới kích thích để sản sinh ra kháng thể và là dấu hiệu cảnh báo để sàng lọc. Khi nồng độ kháng thể đủ lớn thì test mới phát hiện được nhiễm bệnh, còn nếu thấp quá thì cũng chưa phát hiện được nhiễm bệnh”, TS Nguyễn Nhật Cảm phân tích.
Chính vì vậy, nếu test nhanh có kết quả là dương tính thì cần tiếp tục xét nghiệm khẳng định bằng realtime RT-PCR.
Khi test nhanh có kết quả âm tính, xảy ra hai tình huống sau, thứ nhất, nếu trường hợp tiếp xúc nguồn nhiễm bệnh dưới 7 ngày mà kết quả âm tính thì chưa khẳng định được là có nhiễm bệnh hay không và cần tiếp tục cách ly tại nhà. Khoảng 5-7 ngày sau tiến hành xét nghiệm lại.
Trường hợp hai, nếu tiếp xúc nguồn nhiễm bệnh từ 7 ngày trở lên, xét nghiệm âm tính thì về cơ bản có thể yên tâm, nhưng nguyên tắc vẫn phải tiếp tục cách ly 14 ngày theo quy định. Khi có biểu hiện ho, sốt cần báo cho nhân viên y tế tại địa phương để thực hiện xét nghiệm.