Vì sao WHO nói không cần gia tăng lo ngại với chủng virus SARS-CoV-2 ở Đà Nẵng?
Cho rằng chủng virus SARS-CoV-2 xuất hiện ở những bệnh nhân mới đây tại Đà Nẵng có độc lực tương tự chủng virus ở các nước, WHO nhận định không có lý do để gia tăng lo ngại.
Đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, ông Kidong Park nhận định sự xuất hiện các ca mắc mới COVID-19 tại Đà Nẵng là không đáng báo động, chủng virus xuất hiện ở bệnh nhân tại Đà Nẵng lần này có độc lực không khác với virus lây lan ở các quốc gia khác.
Ông Park nhận định: "Virus corona được phát hiện tại Đà Nẵng tương tự như virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 lây lan ở các quốc gia khác vào tháng 7. Mặc dù có các đột biến xuất hiện trong chủng virus này nhưng không có lý do nào làm gia tăng lo ngại. Theo những dữ liệu hiện có, khả năng lây lan và độc lực của virus không thay đổi".
Trước đó, sau 99 ngày không ghi nhận ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng, Việt Nam ghi nhận ca nhiễm đầu tiên là bệnh nhân số 416 tại Đà Nẵng. Chỉ trong 5 ngày kể từ đó, 34 ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng đã được công bố.
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho hay, kết quả phân tích nguồn gen của virus từ các bệnh nhân cho thấy đây là chủng virus mới xuất hiện ở Việt Nam (trước đây Việt Nam đã phát hiện ra 5 chủng virus SARS-CoV-2 khác nhau). Chủng này có đặc tính lây lan nhanh hơn so với các chủng trước đây đã ghi nhận. Tuy nhiên, chưa có căn cứ xác định độc lực của virus này tăng lên so với các chủng trước.
“Hiện chưa có đủ bằng chứng là 4 ca nhiễm vừa công bố ở Đà Nẵng có cùng nguồn lây, có thể dịch đến từ nhiều nguồn và khởi phát của ổ dịch bắt đầu từ cộng đồng. Chủng virus ở bệnh nhân Đà Nẵng là chủng mới so với các chủng đã tồn tại ở Việt Nam, là chủng xâm nhập từ bên ngoài”, ông Nguyễn Thanh Long cho biết.
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế còn nhận định, dịch có thể bắt đầu từ đầu tháng 7 và cho đến nay, Đà Nẵng đã trải qua 4 chu kỳ lây nhiễm và có thể còn nhiều trường hợp lây nhiễm nữa.
Đà Nẵng sau đó đã được tiến hành giãn cách xã hội toàn thành phố từ 0h ngày 28/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mới đây cũng giao Bộ Y tế tăng cường xét nghiệm diện rộng tại Đà Nẵng và các địa phương có ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng, theo dõi, giám sát người đã tiếp xúc với người bệnh hay người có biểu hiện ho, sốt được xét nghiệm.
Người đứng đầu Chính phủ đồng thời yêu cầu chính quyền Đà Nẵng và ngành y tế tiếp tục tăng tốc truy tìm nguồn lây, phát hiện nhanh nhất ca nhiễm trong cộng đồng và cách ly kịp thời những người có nguy cơ.
Có thể bạn quan tâm
Hà Nội xét nghiệm nhanh COVID-19 cho hơn 21.000 người từ Đà Nẵng trở về trong 3 ngày tới
00:56, 30/07/2020
8 ca mắc COVID-19 mới tại Đà Nẵng đã tới những đâu?
14:26, 29/07/2020
Đà Nẵng truy vết một ca bệnh nghi mắc COVID-19 (đang xác minh)
13:58, 29/07/2020
Đà Nẵng vắng lặng vì...COVID-19
13:00, 29/07/2020
Thêm 8 ca mắc COVID-19 ở Đà Nẵng, Việt Nam có 446 ca bệnh
06:37, 29/07/2020
Tạm dừng toàn bộ hoạt động vận tải khách đi, đến Đà Nẵng từ 28/7
01:00, 28/07/2020
Thêm 11 ca mắc COVID-19 liên quan đến Bệnh viện Đà Nẵng, Việt Nam có 431 ca bệnh
18:37, 27/07/2020
Hàng không tăng chuyến tối đa giải toả khách khỏi "điểm nóng" Đà Nẵng trước 0h ngày 28/7
15:49, 27/07/2020
Thủ tướng đồng ý giãn cách xã hội toàn TP. Đà Nẵng theo Chỉ thị 19 từ 0h ngày 28/7
13:53, 27/07/2020
Đà Nẵng có thể đã bắt đầu dịch từ đầu tháng 7 với chủng SARS-CoV-2 mới xâm nhập
12:03, 27/07/2020