Vì sao số lượng F1 nhiễm COVID-19 tăng cao?
Số lượng F1 dương tính với SARS-CoV-2 ngày càng nhiều. Riêng trong tối ngày 8/8, trong số 21 ca COVID-19 mới được công bố có đến 16 ca là người tiếp xúc gần (F1) với các ca COVID-19 trước đó.
Theo đó, 16 ca mới là F1 của những bệnh nhân COVID-19 đã được công bố trước đó gồm Bệnh nhân 791 là F1 của Bệnh nhân 751 (đã được công bố ngày 7/8).
Hai ca F1 khác là Bệnh nhân 793 và Bệnh nhân 794 ở Bắc Giang, cùng nhóm gia đình đi du lịch Đà Nẵng ngày 21-24/7.
13 trường hợp F1 còn lại dương tính với SARS-CoV-2 nằm trong nhóm Bệnh nhân 795 và Bệnh nhân 797- bệnh nhân 810 tại Đà Nẵng.
Trước đó, liên tiếp trong nhiều ngày, Việt Nam cũng ghi nhận hàng chục ca mắc COVID-19 là F1 từng tiếp xúc gần với các F0 như: Bệnh nhân 786-787 (Quảng Ngãi), Bệnh nhân 744 (Bắc Giang)...
Lý giải điều này, trước đó GS.TS Nguyễn Thanh Long, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế từng cho biết số lượng, số ca mắc COVID-19 đợt này tăng nhanh. Kết quả giải trình tự gen cho thấy đây là chủng mới xâm nhập vào Việt Nam, có đột biến làm tăng khả năng cảm nhiễm, dẫn tới tỷ lệ lây nhiễm cao.
Cụ thể, về chỉ số lây nhiễm, lần này rơi vào khoảng 5-6, trong khi đó lần trước chỉ khoảng 1,8 – 2,2. Bên cạnh đó, lần lây nhiễm trước không xuất hiện nhiều ca ở cộng đồng. Thực tế ở Đà Nẵng đã ghi nhận 6 ca trong cộng đồng nhưng chưa phát hiện được nguồn lây.
Đặc biệt lần này tỷ lệ F2 bị nhiễm cũng nhiều. Bên cạnh đó, có số lượng người lớn đi đến từ Đà Nẵng, đi đến các bệnh viện ở Đà Nẵng. Từ 01/7/2020 đến nay, các cơ quan chức năng xác định có khoảng 1,4 triệu người.
Tại tâm dịch lớn nhất là ở cụm Bệnh viện tại Đà Nẵng (800.000 người đi qua khu vực này. Có khoảng 42.000 người đã từng đến đây chữa bệnh). Do đó, tới đây, quyền Bộ trưởng nhận định chúng ta sẽ còn phát hiện thêm ca mắc ở một số địa phương khác.
Trước những đặc tính này của chủng mới, các chuyên gia nhấn mạnh yêu cầu nâng mức đề phòng của toàn xã hội. Tiến hành rà soát, phân loại để cho phép cách ly trường hợp F1 tại nhà (nếu đủ điều kiện); khu vực dân cư nào có đông trường hợp F1 thì tiến hành phong tỏa cả khu; lấy mẫu sớm trường hợp F1 để xét nghiệm; khẩn trương hoàn thành bệnh viện dã chiến để điều trị các ca bệnh nhẹ…
Các chuyên gia y tế nhấn mạnh tinh thần không được chủ quan, không chỉ từng người dân mà cả hệ thống phải vào cuộc.
Có thể bạn quan tâm
Chống dịch COVID-19: Giữ bằng được an toàn cho Thủ đô!
18:37, 08/08/2020
Vì sao nên dừng test nhanh COVID-19 lúc này?
16:04, 08/08/2020
Bệnh viện C Đà Nẵng được mở phong tỏa, hoạt động bình thường trở lại
11:00, 08/08/2020
Nga sẽ đăng ký vắc xin COVID-19 đầu tiên trên thế giới vào ngày 12/8 tới
08:12, 08/08/2020
Thái Bình: 12 trường hợp F1, 69 trường hợp F2 của bệnh nhân COVID-19 số 566 đã có kết quả âm tính lần 1
19:20, 03/08/2020
Ca bệnh số 447 tại Hà Nội có lịch trình phức tạp, 69 F1 được cách ly
19:03, 29/07/2020