Tự chủ bệnh viện và lỗ hổng xã hội hóa dịch vụ công: Khoảng trống pháp lý

LS NGUYỄN TIẾN LẬP - Văn phòng Luật sư NHQuang và Cộng sự, Trọng tài viên VIAC ] 01/10/2020 21:00

Đang có khoảng trống rất lớn trong thể chế để bảo vệ tính mạng, sức khỏe, an toàn, tính mạng của người dân trong quá trình nhà nước tiến hành xã hội hóa dịch vụ công.

LTS: Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa khởi tố vụ án liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai để điều tra dấu hiệu tội phạm trong việc xã hội hóa thiết bị y tế. Vụ án làm bộc lộ “lỗ hổng” trong quản lý nhà nước đối với hình thức đầu tư này.

 Khi tự chủ tài chính, bệnh viện có thêm nguồn lực để đầu tư trang thiết bị kỹ thuật cao. Ảnh:p/Chụp cắt lớp vi tínhp/tại Bệnh viện K Tân Triều

Khi tự chủ tài chính, bệnh viện có thêm nguồn lực để đầu tư trang thiết bị kỹ thuật cao. Ảnh: Chụp cắt lớp vi tính tại Bệnh viện K Tân Triều

Khoảng trống này chính là khuôn khổ pháp lý về cung cấp dịch vụ công nói chung và cung cấp các dịch vụ thiết yếu. Thêm vào đó, khi trao quyền cho tư nhân tiến hành làm các dịch vụ công thì quan điểm của các nhà quản lý đều muốn tạo ra một thị trường cạnh tranh.

“Độc quyền tư nhân” trong dịch vụ công?

Cần trở lại nguyên lý căn bản rằng người dân đóng thuế để nuôi chính quyền và tạo nguồn tài chính để chính quyền cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho họ. Các dịch vụ này, bao gồm y tế, giáo dục, điện, nước, vệ sinh môi trường, xử lý chất thải... buộc phải được bảo đảm liên tục, ổn định mà không phụ thuộc vào sự điều tiết của thị trường.

Đến nay, 55/63 tỉnh, thành thực hiện chủ trương xã hội hóa và tự chủ bệnh viện. Hiện đã có 26 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế tự chủ chi thường xuyên, giảm được gần 31.000 người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước với số tiền khoảng 2.900 tỷ đồng/năm. Y tế tư nhân phát triển nhanh về số lượng và quy mô.

Thêm vào đó, khi trao quyền cho tư nhân tiến hành làm các dịch vụ công thì quan điểm của các nhà quản lý đều muốn tạo ra một thị trường cạnh tranh. Theo quan sát của tôi sự cạnh tranh ấy lại chỉ diễn ra khi các doanh nghiệp này đấu thầu để có được dự án, còn khi doanh nghiệp đã có dự án rồi thì mọi sự cạnh tranh đều dừng lại. Khi ấy, người dân không có sự lựa chọn, buộc phải sử dụng dịch vụ dù chất lượng không tốt.

Điển hình cho những bất cập này trong thời gian qua chính là câu chuyện xảy ra tại các trạm thu phí BOT và những bất cập liên quan đến quá trình cổ phần hóa DNNN. Nhưng nghiêm trọng hơn là ở chỗ nếu về đường bộ thì dù sao người dân còn có cách xoay sở, và người giàu sẽ không ngại chi trả. Trong khi đối với sử dụng các thiết bị y tế thì bất kể ai đã “vào viện” thì vẫn phải dùng. Có nghĩa là “xã hội hoá” đã biến thành độc quyền tư nhân trong cung cấp dịch vụ công.

Khi nhà nước tiến hành xã hội hóa dịch vụ công thông qua việc bán cổ phần thì đồng nghĩa với việc bán luôn thương quyền. Tôi không rõ và cũng không có bằng chứng xác thực về việc nhà nước bán thương quyền thì có thu lại tiền hay không nhưng tại tất cả các lĩnh vực dịch vụ ngành nghề kể là thiết yếu hay không thiết yếu đi chăng nữa thì dù nhà nước có thu tiền đi chăng nữa thì anh cũng không thể bán trách nhiệm đi được.

Tới một đạo luật về dịch vụ công

Thật ra, ngay từ khi xảy ra sự cố nước sạch sông Đà, tôi đã cảnh báo rằng chừng nào chừng nào căn nguyên này chưa được giải quyết, thì các vụ việc tương tự sẽ tiếp tục xảy ra. Và đúng là như vậy, đến nay, vấn đề của bệnh viện Bạch Mai lại một lần nữa cho thấy lỗ hổng trong quá trình xã hội hóa dịch vụ công nếu không khắc phục thì sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi tính mạng và sức khỏe của nhân dân.

Vậy chúng ta cần gì để có thể khắc phục được vấn đề trên? Từ kinh nghiệm của môt luật sư và là một người nghiên cứu về chính sách công, tôi cho rằng, thứ mà chúng ta cần chính là một đạo Luật chuyên biệt về cung cấp dịch vụ công, một đạo Luật điều chỉnh việc bảo vệ quyền của người dân chứ không phải là khuyến khích doanh nghiệp đầu tư như Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Nhiều ý kiến nói với tôi rằng người dân có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền lợi; nhưng câu hỏi là khởi kiện ai đây khi vấn đề trách nhiệm pháp lý còn chưa được làm rõ?. Tuy nhiên, cản trở về pháp lý lớn nhất hiện nay là làm sao để trăm ngàn hộ dân là nạn nhân có thể cùng lúc khởi kiện, trong khi cơ chế “khởi kiện tập thể” vẫn chưa được pháp luật quy định.

Do đó, một đạo Luật riêng về xã hội hóa dịch vụ công, một lĩnh vực đặc thù chính là một giải pháp chính sách tốt nhất trong thời điểm này.

Có thể bạn quan tâm

  • Tự chủ bệnh viện và lỗ hổng xã hội hóa dịch vụ công: Hủy hoại kinh tế thị trường?

    06:24, 30/09/2020

  • Bài học lớn cho ngành y nhìn từ “rốn dịch” Đà Nẵng

    05:30, 02/08/2020

  • Kiểm tra phản ánh kinh doanh giường dịch vụ tại bệnh viện công

    19:02, 22/08/2019

LS NGUYỄN TIẾN LẬP - Văn phòng Luật sư NHQuang và Cộng sự, Trọng tài viên VIAC ]