Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ kêu gọi chuyển giao quyền lực một cách hòa bình
Các giám đốc điều hành có lập trường vững vàng đã lên tiếng khi Donald Trump từ chối nhượng bộ Joe Biden.
Theo các kết quả bầu cử được báo đài Mỹ đăng, ông Joe Biden đã đủ điều kiện thắng cử và trở thành Tổng thống đắc cử. Đó là một khởi đầu nhìn có vẻ dễ dàng, nhưng theo giới truyên thông, còn nhiều thách thức về chuyển giao quyền lực đang đợi ông Biden phía trước.
Cho đến thời điểm này, chính quyền của Tổng thống đương nhiệm Donald Trump vẫn chưa chính thức kích hoạt quá trình chuyển giao quyền lực cho ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden.
Một người phát ngôn của Cơ quan Dịch vụ tổng hợp (GSA) của chính phủ Mỹ cho biết cơ quan này vẫn chưa chính thức chắc chắn rằng ông Biden "rõ ràng" là người thắng cuộc.
Sau khi xác định một cách chắn chắn người thắng cuộc là ông Biden, GSA mới giải phóng khoản tiền hàng triệu USD và mở cửa các cơ quan liên bang để đội ngũ chuyển tiếp của ông Biden bắt đầu triển khai các kế hoạch chuyển tiếp. Người phát ngôn trên khẳng định GSA sẽ tiếp tục tuân thủ và hoàn thành mọi yêu cầu được đặt ra trong khuôn khổ pháp luật Mỹ.
Trước diễn biến này, một số nhà lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ đã lên tiếng kêu gọi chuyển giao quyền lực một cách hòa bình.
Jamie Dimon - Giám đốc điều hành của JPMorgan Chase, ngân hàng lớn nhất quốc gia về tài sản, cho biết: “Bây giờ là thời điểm để thống nhất. Chúng ta phải tôn trọng kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ và như chúng ta đã làm với mọi cuộc bầu cử, tôn trọng quyết định của cử tri và ủng hộ một quá trình chuyển đổi quyền lực một cách hòa bình”.
Bill Ackman, tỷ phú quản lý quỹ đầu cơ, khuyên Trump nên thừa nhận thất bại. “Sẽ có lúc trong trận chiến khi người ta nên gấp lều lại,” anh viết trên Twitter. “Hãy nghĩ về di sản của ông và những gì tốt nhất cho đất nước. Hãy ân cần nhượng bộ và kêu gọi sự đoàn kết từ tất cả những ai đã ủng hộ ông”.
Thực tế, trong những ngày trước cuộc bầu cử, các nhóm kinh doanh đã phát tín hiệu lo ngại rằng ông Trump có thể tranh chấp kết quả, kêu gọi sự kiên nhẫn khi tất cả các phiếu bầu đã được kiểm. Và, họ đã nhắc lại các lo ngại này vào đêm 7/11 (giờ Việt Nam) sau khi các phương tiện truyền thông tuyên bố ông Biden đã thắng cử và ông Trump từ chối chấp nhận kết quả.
Tom Donohue - Giám đốc điều hành của Phòng Thương mại Hoa Kỳ cho biết: “Người Mỹ đã bỏ phiếu với con số lịch sử và điều quan trọng là phải hoàn thành quy trình bầu cử bằng cách kiểm đếm đầy đủ mọi lá phiếu và giải quyết mọi tranh chấp”.
"Mặc dù chúng tôi tôn trọng quyền của chiến dịch Trump để tìm kiếm kiểm phiếu lại, kêu gọi điều tra các bất thường về bỏ phiếu bị cáo buộc khi có bằng chứng và sử dụng hết các biện pháp pháp lý hợp pháp, nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy bất kỳ điều nào trong số này sẽ thay đổi kết quả”, Jason Oxman - Giám đốc điều hành của hiệp hội thương mại công nghệ ITI cho biết.
Do đó, Jason Oxman cho rằng, truyền thống đáng tự hào của Mỹ về quá trình chuyển đổi quyền lực một cách hòa bình vẫn phải tiếp tục. Làm như vậy là “điều cần thiết để cung cấp sự chắc chắn và ổn định cho người lao động và gia đình Mỹ cũng như cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu, đồng thời tăng cường khả năng cạnh tranh của Mỹ trên toàn cầu”, ông nói.
Jay Timmons - Giám đốc điều hành của Hiệp hội các nhà sản xuất quốc gia cho biết: “Người dân Mỹ đã lên tiếng, và họ đã chọn một nhà lãnh đạo xuyên suốt chiến dịch này để hằn gắn những rạn nứt của nước Mỹ. Cần phải thấy rõ từ những thành quả mà Đảng Cộng hòa đạt được trong cuộc bầu cử lần này, người dân Mỹ không quan tâm đến các chính sách cực đoan từ một trong hai đảng; họ đang tìm kiếm quản trị thông minh, ổn định và theo định hướng giải pháp".
Ông Timmons cho biết, cuộc bầu cử đã “thử thách quốc gia của chúng tôi”, khi ông lưu ý rằng ông Biden sẽ nhậm chức khi đối mặt với “những cuộc khủng hoảng mang tính lịch sử và sự chia rẽ sâu sắc”.
Hiện, các nhóm tập đoàn, doanh nghiệp lớn cùng các công ty cá nhân đã lên kế hoạch trình bày danh sách mong muốn lập pháp của họ, với việc nói rằng ưu tiên lập pháp cấp thiết nhất của họ là cứu trợ đại dịch, tiếp theo là đầu tư để hiện đại hóa cơ sở hạ tầng của Hoa Kỳ. Qua đó, kêu gọi xây dựng hệ thống quản lý và thuế “cạnh tranh”, đầu tư cơ sở hạ tầng, cải cách nhập cư toàn diện, mở rộng thương mại và lực lượng lao động được tăng cường.
Đồng thời, cho rằng, các gói kích thích nền kinh tế cho doanh nghiệp là điều không thẻ thiếu để thay đổi nền kinh tế hoa kỳ ở thời điểm hiện tại. Brad Smith - Chủ tịch của Microsoft, cũng bày tỏ hy vọng được nhiều người trong cộng đồng doanh nghiệp chia sẻ rằng chính quyền Biden sẽ phối hợp chặt chẽ hơn với các quốc gia khác trong các vấn đề từ biến đổi khí hậu đến quy định. Ông nói, ngành công nghiệp đang phải đối mặt với những thách thức toàn cầu đòi hỏi “sự hợp tác mạnh mẽ hơn” giữa Hoa Kỳ và phần còn lại của thế giới.
Có thể bạn quan tâm
Thế giới hậu Trump?
11:14, 08/11/2020
Liệu Donald Trump có chấp nhận thất bại?
10:50, 08/11/2020
Tổng thống Joe Biden và kỳ vọng khắc phục đại dịch COVID-19 tại Mỹ
09:53, 08/11/2020
Thông điệp ấm áp từ các cựu Tổng thống Mỹ gửi tới tân Tổng thống Joe Biden
07:55, 08/11/2020
Ông Joe Biden kêu gọi đoàn kết sau khi đắc cử Tổng thống Mỹ
06:30, 08/11/2020
Joe Biden là Tổng thống thứ 46 của Mỹ
02:16, 08/11/2020