"Phiêu lưu" năng lượng, châu Âu trả giá đắt!

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 09/12/2023 04:30

Những toan tính tại châu Âu bắt đầu thay đổi vì năng lượng. Liệu chiến sự Nga - Ukraine sẽ kết thúc với kịch bản ít ai ngờ?

Châu âu chịu thiệt đơn thiệt kép trong ván cờ năng lượng

Châu âu chịu thiệt đơn thiệt kép trong ván cờ năng lượng

>>Nga muốn giải quyết Ukraine bằng năng lượng

Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) ước tính, các thành viên của Liên minh châu Âu (EU) đã chi tổng cộng 328 tỷ USD cho nhập khẩu khí đốt trong 20 tháng qua. Đáng nói, so với trước khi cấm vận Nga, các quốc gia nói trên phải chi thêm 199 tỷ USD cho loại năng lượng chiến lược này.

Trong khi đó, Mỹ lại thu về khoản lợi nhuận ước tính trị giá 72,65 tỷ USD. Các quốc gia khác được hưởng lợi từ nhập khẩu khí đốt của EU còn có Anh 29,1 tỷ USD, Na Uy 25,8 tỷ USD và Algeria 22,6 tỷ USD.

Khi chiến sự Nga - Ukraine xảy ra, châu Âu đã “nối gót” Mỹ trong rất nhiều chương trình nghị sự cấm vận kinh tế Nga, đặc biệt nhằm vào lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt. Các thỏa thuận nhanh chóng có hiệu lực từ tháng 12/2022.

Đầu năm 2023, hàng loạt chính trị gia hàng đầu châu Âu đã công du khắp nơi từ Trung Quốc sang Trung Đông, Bắc Phi tìm kiếm nguồn cung năng lượng mới. Trong đó, Washington đã cam kết cung cấp cho EU 15 tỷ mét khối LNG để vượt qua mùa đông 2022 vốn không quá lạnh như thường lệ.

Trước mắt là mùa đông 2023 và từ bây giờ “lục địa già” ráo riết lấp đầy kho chứa, tình cảnh không khác gì năm trước. Nghĩa là nguồn cung mới vẫn bất định, hai nhà cung cấp chính là “hàng Nga” đi lòng vòng và từ Mỹ.

Số liệu của Eurostat phần nào cho thấy tính toán rất thực dụng của Mỹ với cuộc chiến tại Đông Âu. Washington quá thành công khi lôi kéo châu Âu về phía mình, mặt khác thu lợi lớn từ xuất khẩu khí đốt. Ngoài ra, Mỹ còn thể hiện vai trò toàn cầu khi đứng ra bảo vệ Ukraine.

Có thể thấy, trong ván cờ phức tạp này, châu Âu chịu tổn thất nghiêm trọng. Các nhà phân tích nhận định, kịch bản châu Âu quay lại với khí đốt Nga hoàn toàn có thể xảy ra. Nhưng, tình thế không dễ dàng như trước đây.

Nếu muốn đàm phán với đối tác từ Nga, châu Âu phải chịu nhượng bộ và thi hành một số điều khoản khắt khe hơn, trong đó có khoản bảo hiểm bồi thường thiệt hại do lệnh trừng phạt.

Doanh nhân tỷ phú người Nga Oleg Deripaska nói: “Vâng, đó là cái giá đắt mà châu Âu phải trả cho những “cuộc phiêu lưu” của người Mỹ, nhưng cái giá này vẫn rẻ hơn và có lợi hơn so với việc mua những vũ khí không cần thiết trị giá hàng nghìn tỷ euro, rồi lại còn mất đi thị trường Nga”.

>>Thấy gì từ liên minh khí đốt Nga - Thổ Nhĩ Kỳ?

Không thể xem thường

Ông Putin rõ ràng có lý do để tự tin thế mạnh có trong tay, đó là năng lượng. 

Nguyên nhân chính khiến kinh tế châu Âu khó khăn chính vì thiếu năng lượng và nhập khẩu năng lượng với giá cao, khủng hoảng niềm tin với nhà đầu tư đã xảy ra trước khi nhìn thấy các con số thống kê không mấy khả quan.

Ông Putin rõ ràng có lý do để tự tin thế mạnh có trong tay, đó là năng lượng. Nhiều khả năng dầu mỏ và khí đốt mới là “thế lực” đủ mạnh để giải quyết cuộc khủng hoảng “địa chính trị” hiện nay ở châu Âu.

Châu Âu đứng giữa hai lựa chọn: Tiếp tục ủng hộ Ukraine, căng thẳng với Nga và bảo vệ nền kinh tế, giữ vững quyền lực chính trị, vượt qua áp lực trong nước. Xu hướng phản ứng viện trợ Ukraine ngày càng dâng cao. Phải chăng, số phận của Ukraine đã an bài?

Có thể bạn quan tâm

  • Kinh tế Đức suy giảm,

    Kinh tế Đức suy giảm, "báo động đỏ" cho châu Âu

    03:30, 01/11/2023

  • Xung đột Israel - Hamas:

    Xung đột Israel - Hamas: "Cú sốc" với kinh tế châu Âu

    04:00, 15/10/2023

  • Châu Âu

    Châu Âu "đau đầu" vì cái giá phải trả cho chuyển đổi xanh

    04:00, 28/09/2023

  • Châu Âu khó thoát “lời nguyền năng lượng”!

    Châu Âu khó thoát “lời nguyền năng lượng”!

    04:30, 16/09/2023

TRƯƠNG KHẮC TRÀ