CẢM XÚC XUÂN: Giữ hồn cốt cho chợ nổi Cái Răng
Lần này đến chợ nổi Cái Răng, cảm giác trước đây với tôi giờ chỉ còn trong ký ức.
Chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ) là nơi mua bán trên sông giữa những thương hồ, người dân địa phương sử dụng phương tiện di chuyển là ghe thuyền với đầy đủ các mặt hàng được bày bán từ nông sản lúa gạo, trái cây, hoa quả, rau xanh đến thực phẩm khô tươi sống như tôm, cá, cua, ghẹ…
Hàng hóa bày bán được treo trên cây xào còn gọi là cây bẹo, là cách quảng cáo rất độc đáo chỉ có ở chợ nổi trên sông. Khách hàng rất dễ nhìn thấy, hầu như khách du lịch đến đây cũng đều ấn tượng với những cây bẹo treo lủng lẳng hàng hóa như cải bắp, khoai tây, cà chua, hành, tỏi, ớt, màu đỏ tươi của chôm chôm, măng cụt, vị thơm của sầu riêng, kể cả các đồ dùng sinh hoạt gia đình ở miền sông nước.
Đến địa phương nào đó, du khách muốn tìm hiểu nét văn hóa địa phương thường hay đến chợ. Riêng với chợ nổi càng thú vị hơn với cảnh sông nước.
Trước đây đến chợ nổi Cái Răng, tôi ấn tượng với cảnh mua bán tấp nập trên sông giữa những người dân địa phương. Người thì ngồi trên thuyền ăn sáng với các tô phở, hủ tiếu, dĩa cơm còn nóng hổi. Người ngồi trên ghe có kê cái bàn cùng vài cái ghế, trò chuyện rôm rả.
Nhiều thuyền ghe được xem như ngôi nhà đi động trên sông với các đồ dùng sinh hoạt gia đình như tivi, máy nghe nhạc, bếp núc, cây kiểng, cả xe gắn máy và các vật nuôi như chó, mèo. Tôi tận hưởng cảm giác lạ lênh đênh trên mặt nước uống ly cà phê, nghe câu hò vọng cổ miên man, ngắm những tà áo bà ba nườm nượp mua bán. Lúc đó tôi có cảm giác hòa mình vào khung khí nhộn nhịp buổi chợ, cuộc sống với người dân địa phương ở miền sông nước.
Lần này đến chợ nổi Cái Răng, cảm giác trước đây với tôi giờ chỉ còn trong ký ức. Tôi không còn thấy cảnh tấp nập mua bán giữa những thương hồ, người dân địa phương, mà chỉ có những chiếc ghe chở trái cây bám theo thuyền bán cho khách du lịch. Khúc sông này hơn chục năm trước là khu chợ nổi buôn bán sầm uất, ghe đậu ken đặc và muốn đi qua lắm khi phải tắt máy chèo ghe xuôi thuyền chen qua mới được. Tôi tìm hiểu, một người dân địa phương cho biết, từ khi có chợ trên bờ gần đó, thương hồ bỏ ghe và số đông người dân tập trung lên bờ mua bán, chợ nổi không còn sầm uất như trước đây nữa.
Dọc khúc sông dài cả cây số của chợ nổi Cái Răng giờ chỉ có rải rác những chiếc ghe bán hàng cho du khách. Tiếng ồn ào không phải xuất phát từ những tiếng gọi nhau í ới của người bán và người mua, mà đó là tiếng nổ phành phạch từ động cơ hàng chục ghe thuyền neo đậu, chở vật liệu và hàng hóa phát ra mùi xăng dầu cùng khói đen gây cảm giác khó chịu cho du khách, trò chuyện với nhau phải hét to thì người bên cạnh mới nghe được, lời thuyết minh của hướng dẫn viên cũng bị lấn át bởi tiếng nổ động cơ ghe thuyền làm mất đi hình ảnh nên thơ của một chợ trên sông trong lòng người dân và du khách ngày nào.
Tôi nghĩ có nhiều nguyên nhân dẫn tới cảnh điều hiu ở chợ nổi Cái Răng, bên cạnh sự tiện lợi của chợ trên bờ gần đó gắn với giao thông đường bộ làm cho người dân thay đổi tập quán đi chợ bằng phương tiện giao thông thủy, còn là hàng chục ghe tàu neo đậu phát ra tiếng nổ lớn từ động cơ gây ồn ào cùng với mùi xăng dầu cũng làm người dân mua bán cảm thấy khó chịu, giao tiếp giữa người bán và người mua cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.
Du khách đến chợ nổi chủ yếu để hòa mình vào cảnh sinh hoạt đời thường của người dân nơi đây. Chợ nổi tồn tại và phát triển phải có hoạt động bình thường người mua, người bán. Trong khí chính quyền địa phương tập trung đầu tư du lịch mà quên đi những nét sinh hoạt văn hóa người dân là nhu cầu mua bán ở chợ nổi trên sông, khách thương hồ.
Cần tạo lại lợi thế cho chợ nổi Cái Răng với sự thuận lợi cho giao thông thủy trong buôn bán và vận chuyển hàng hóa, khôi phục cuộc sống “trên bến dưới thuyền”, kết nối chợ nổi trên sông với chợ trên bờ cùng tiểu thương mua bán. Có thể đa dạng hóa các hoạt động truyền thống miền sông nước như tổ chức lễ hội, hội chợ trên sông… Đồng thời, hạn chế tiếng nổ lớn phát ra từ động cơ với mùi xăng dầu và xả khói từ những tàu thuyền khác.
Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp mở diễn đàn “CẢM XÚC XUÂN” nhằm ôn cố tri tân về mùa xuân; về thiên nhiên, con người, xã hội, và các vấn đề nóng bỏng của đất nước, địa phương bằng tinh thần hân hoan để tiễn biệt năm cũ, chào đón năm mới 2021. Bài vở xin gửi về email: camxucxuan@dddn.com.vn. Tác giả để lại địa chỉ và số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ. Trân trọng cảm ơn. |
Có thể bạn quan tâm
CẢM XÚC XUÂN: Những bài học từ tự truyện của “ông hàng phở”
05:00, 18/02/2021
CẢM XÚC XUÂN: Nhớ cái tết với xóm lao động nghèo
04:39, 17/02/2021
CẢM XÚC XUÂN: Sài Gòn ơi hẹn lại sang năm!
11:19, 16/02/2021
CẢM XÚC XUÂN: Mạn đàm về khu di tích ba không Bạch Đằng Giang
10:16, 16/02/2021
CẢM XÚC XUÂN: Có một cái Tết “lạ” ở ngoại thành Hà Nội
06:20, 16/02/2021
CẢM XÚC XUÂN: Tản mạn về nếp áo tứ thân xưa
05:07, 16/02/2021
CẢM XÚC XUÂN: Tết là để chơi
05:00, 16/02/2021
CẢM XÚC XUÂN: Đi Quy Nhơn chơi tết
12:00, 15/02/2021
CẢM XÚC XUÂN: Làng Gốm Sơn Đông mùa Xuân về
10:57, 15/02/2021
CẢM XÚC XUÂN: Tô phở tình người ngày tết
11:00, 14/02/2021
CẢM XÚC XUÂN: Về Hải Phòng nghe điệu hát Đúm
05:06, 14/02/2021
CẢM XÚC XUÂN: Ngày xuân - Bếp ấm - Nhà an
11:00, 13/02/2021
CẢM XÚC XUÂN: Đi chùa mùa COVID-19
13:48, 12/02/2021
CẢM XÚC XUÂN: Tết và “cuộc đua” lì xì con trẻ
12:33, 12/02/2021
CẢM XÚC XUÂN: Tết Việt trên đất Mỹ
05:20, 12/02/2021