Đa dạng nguồn vaccine dẫn đến tình trạng "kén", trì hoãn việc tiêm chủng?
5 loại vaccine COVID-19 đã được Bộ Y tế phê duyệt gồm Spikevax, Astra Zeneca, Sputnik, Pfizer và Vero Cell. Nhà Trắng cho biết, Mỹ sẽ chuyển cho Việt Nam hai triệu liều vaccine COVID-19 của Moderna.
Theo một quan chức Nhà Trắng, hai triệu liều vaccine dành cho Việt Nam là khởi đầu của số lượng vaccine được chuyển cho các quốc gia ở Đông Nam Á và là một phần của gói 80 triệu liều vaccine đầu tiên mà Tổng thống Joe Biden cam kết hỗ trợ các nước trên thế giới. Theo dự kiến, Việt Nam có thể nhận được lô vaccine này vào cuối tuần.
Cũng theo quan chức trên, số vaccine được chuyển cho Việt Nam thông qua sáng kiến vaccine toàn cầu Covax của Tổ chức Y tế Thế giới là một phần của chiến dịch nhằm chấm dứt đại dịch COVID-19 trên thế giới. Quan chức này cũng nhấn mạnh quan điểm của Nhà Trắng không theo đuổi cuộc chạy đua ngoại giao vaccine với Trung Quốc và Nga nhằm tăng cường ảnh hưởng trên thế giới.
Ngoài Việt Nam, Mỹ cũng đã vận chuyển 1 triệu liều vaccine cho Malaysia trong ngày 5/7 và sẽ sớm chuyển 4 triệu liều vaccine cho Indonesia. Các nước khác trong khu vực dự kiến sẽ nhận được vaccine của Mỹ bao gồm Campuchia, Lào, Papua New Guinea, Philippines và Thái Lan.
Chính quyền Tổng thống Biden đã cam kết 2 tỷ USD cho Covax và đang mua 500 triệu liều vaccine Pfizer nhằm quyên góp cho Liên minh châu Phi và 92 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Anh mới đây, các đối tác của Mỹ cũng đã đồng ý đóng góp 500 triệu liều vaccine cho cuộc chiến chống COVID-19 toàn cầu.
Vaccine của Moderna là một trong 3 loại vaccine duy nhất đã được cấp phép sử dụng tại Mỹ. Loại vaccine hai liều này có ức hiệu quả hơn 94% và đang được khuyến nghị sử dụng đối với người từ 18 tuổi trở lên. Moderna mới đây cho biết các dữ liệu ban đầu cho thấy vaccine của công ty này hiệu quả trong việc phòng chống các biển chủng của SARS-CoV-2 bao gồm chủng Delta được phát hiện đầu tiên ở Ấn Độ.
Bộ Y tế yêu cầu Cục Quản lý Dược có trách nhiệm cấp phép nhập khẩu vaccine Spikevax theo quy định khi nhận được hồ sơ của cơ sở nhập khẩu và thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý nhập khẩu, quản lý chất lượng vaccine nhập khẩu. Viện Kiểm định Quốc gia vaccine và sinh phẩm y tế có trách nhiệm kiểm định và cấp giấy chứng nhận xuất xưởng lô vaccine Spikevax trước khi đưa ra sử dụng…
Hiện có 5 loại vaccine COVID-19 đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách phòng dịch gồm Spikevax, Astra Zeneca, Sputnik, Pfizer và Vero Cell.
Vaccine Moderna là một trong số các vaccine ngừa COVID-19 được quan tâm nhiều nhất hiện nay và được sử dụng nhiều tại Mỹ và châu Âu. Vaccine này cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phê duyệt, dựa trên các hồ sơ về tính an toàn và sinh miễn dịch của vaccine.
Từ nay đến cuối năm, theo kế hoạch sẽ tiêm cho 75 triệu người và nguồn lực cần khoảng 25,2 nghìn tỷ đồng; trong đó, ngân sách đã chuẩn bị được hơn 14 nghìn tỷ đồng và cần thêm khoảng 11 nghìn tỷ đồng.
Tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 là quyền lợi đối với bản thân, là trách nhiệm đối với cộng đồng. Người dân được tiêm vaccine phòng COVID-19 càng sớm càng tốt, đừng kén chọn vaccine hay lo ngại, trì hoãn tiêm và cũng đừng vì sợ COVID-19 mà bỏ qua ‘thời gian vàng" tiêm chủng vaccine cần thiết khác cho chính mình.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi đồng I cho biết, người dân được tiêm vaccine phòng COVID-19 thì nên tiêm càng sớm càng tốt, đừng kén chọn vaccine hay lo ngại, trì hoãn tiêm. Người có bệnh nền (như bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, bệnh tim mạch đang đặt stent, viêm gan B-C, thiếu máu tán huyết, rối loạn tiền đình, thiếu G6PD) nếu đã điều trị ổn định càng nên tiêm để tránh biến chứng nặng do COVID-19.
“Quan trọng nhất là không để bệnh tấn công vào đối tượng nguy cơ, thậm chí phải ưu tiên tiêm vaccine cho đối tượng này để giảm tải bệnh nặng”, bác sĩ Khanh nhấn mạnh.
Cũng giống như các loại vaccine khác, vaccine phòng COVID-19 giúp cơ thể phát triển khả năng miễn dịch chống lại virus gây bệnh COVID-19. Tuy nhiên, không một loại vaccine nào có hiệu quả phòng bệnh 100%, COVID-19 vaccine AstraZeneca cũng tương tự. Có thể có trường hợp bị nhiễm virus SARS-CoV-2 sau khi tiêm vaccine là do vaccine chưa có đủ thời gian để tạo ra miễn dịch hoặc một số ít còn lại đã tiêm nhưng vẫn mắc bệnh. Mặc dù vậy, các triệu chứng thường nhẹ và tỷ lệ nằm viện hoặc biến chứng nặng là không xảy ra.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhấn mạnh vaccine là vũ khí để chấm dứt đại dịch COVID-19. Nếu tỷ lệ tiêm chủng cộng đồng đạt 70-85% sẽ giảm nguy cơ lây lan mầm bệnh. Như vậy, vaccine phòng COVID-19 nói chung và vaccine AstraZeneca nói riêng không chỉ bảo vệ sức khỏe người tiêm mà còn giúp duy trì khả năng của hệ thống y tế, tránh rơi vào tình trạng quá tải do phải chăm sóc người bệnh nặng, đồng thời giúp cuộc sống sớm trở lại bình thường và phát triển kinh tế.
Chia sẻ về nguồn vaccine, bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết, với gần 60 kho lạnh đạt tiêu chuẩn GSP trên toàn quốc, 3 kho lạnh âm sâu tại Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC có thể lưu trữ và bảo quản số lượng lớn lên đến 180 triệu liều vaccine ở cùng một thời điểm, kể cả các loại vaccine cần nhiệt độ đặc biệt như vaccine Pfizer cần bảo quản ở nhiệt độ âm 70 độ C. Bên cạnh đó, Hệ thống VNVC cũng chuẩn bị đầy đủ nguồn vaccine phòng bệnh truyền nhiễm khác cho trẻ em và người lớn với khả năng phục vụ 3-5 triệu lượt khách hàng/tháng.
Có thể bạn quan tâm
Doanh nghiệp bất động sản “nín thở” chờ vaccine
05:00, 06/07/2021
Việt Nam tiếp nhận lô vaccine Pfizer đầu tiên vào ngày 7-7
19:07, 05/07/2021
Quản trị bền vững là “vaccine doanh nghiệp”
04:37, 05/07/2021
Kiệt sức - hàng không xin mở cửa “hộ chiếu vaccine”
04:00, 04/07/2021
Bộ Y tế sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ sản xuất vaccine trong nước
01:05, 02/07/2021