Có nên sử dụng kết hợp các loại vaccine?

LAM SONG 13/07/2021 09:37

Sử dụng kết hợp các loại vaccine COVID-19 từ các nhà sản xuất khác nhau là xu hướng nguy hiểm.

Các nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ đang chăm sóc một bệnh nhân Covid-19 trong bệnh viện tại Ấn Độ. Ảnh: Reuters

Các nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ đang chăm sóc một bệnh nhân Covid-19 trong bệnh viện tại Ấn Độ. Ảnh: Reuters

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo các quốc gia giàu có không nên đặt mua thêm vaccine phòng COVID-19 để tiêm nhắc lại cho người dân vốn đã được tiêm chủng đầy đủ.

Số ca tử vong do đại dịch COVID-19 một lần nữa lại gia tăng, số ca nhiễm biến thể Delta lây lan nhanh của virus SARS-CoV-2 đang ngày càng trở nên phổ biến và đã xuất hiện ở trên 104 nước, trong khi nhiều quốc gia vẫn chưa nhận đủ số liều vaccine để bảo vệ nhân viên y tế của mình.

Nhận định về tình trạng này, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, khoảng cách toàn cầu về nguồn cung vaccine COVID-19 là rất không đồng đều và không công bằng. Một số quốc gia và khu vực đang đặt mua hàng triệu liều tăng cường, trước khi các quốc gia khác có nguồn cung vaccine để tiêm chủng cho các nhân viên y tế và những người dễ bị tổn thương nhất.

“Các nhà sản xuất vaccine Pfizer và Moderna là những công ty đang hướng tới việc cung cấp các mũi tiêm nhắc lại ở những quốc gia đã có mức độ tiêm chủng cao. Theo ông, thay vào đó, họ nên chuyển liều lượng vaccine của mình sang chương trình chia sẻ vaccine COVAX, chủ yếu dành cho các nước có thu nhập trung bình và nghèo hơn”. - Ông Tedros chỉ rõ.

Nhà khoa học hàng đầu của Tổ chức Y tế Thế giới, bà Soumya Swaminathan cho biết, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bằng chứng cho thấy việc tiêm mũi nhắc lại là cần thiết cho những người đã tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19. Điều này phải dựa trên cơ sở khoa học và các dữ liệu, chứ không phải dựa trên tuyên bố của các công ty riêng lẻ rằng vaccine của họ cần được sử dụng như một liều tăng cường.

Bà Swaminathan cũng khuyến cáo không nên sử dụng kết hợp các loại vaccine phòng COVID-19 từ các nhà sản xuất khác nhau, cho rằng đây là một "xu hướng nguy hiểm" khi có ít dữ liệu về tác động đối với sức khỏe.

"Đây là một xu hướng khá nguy hiểm. Chúng ta hiện không có dữ liệu, không có bằng chứng liên quan tới việc sử dụng kết hợp (các loại vaccine). Nếu công dân bắt đầu được quyết định thời điểm và đối tượng nào sẽ tiêm vaccine liều thứ hai, thứ ba hay thứ tư, các nước sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn". - bà Swaminathan nói.

Phối hợp hai loại vắc xin COVID-19 có thể vẫn hiệu quả và an toàn - Ảnh: scitechdaily.com

Nghiên cứu của Tây Ban Nha cho kết quả phối hợp hai loại vaccine COVID-19 có thể vẫn hiệu quả và an toàn. Ảnh: scitechdaily.com

Trước đó, đã từng có một nghiên cứu của Tây Ban Nha được công bố 19/5 trên tạp chí Nature, khẳng định tiêm một liều vaccine COVID-19 của AstraZeneca kết hợp 1 liều vaccine COVID-19 Pfizer - BioNTech tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh với virus SARS-CoV-2. 

Đây là thử nghiệm đầu tiên về phối hợp vaccine và cho thấy lợi ích của việc này. Trước đó, Anh cũng có một báo cáo tương tự và khẳng định phối hợp 2 loại vaccine là an toàn, nhưng tỉ lệ người bị các tác dụng phụ sau tiêm, như sốt, cao hơn so với những người tiêm 2 liều cùng loại.

Điều này liên quan đến thực tế là nhiều nước châu Âu đã khuyến cáo một số hoặc toàn bộ những ai đã tiêm liều đầu với vaccine của AstraZeneca nên tiêm liều thứ hai với vaccine khác.

Zhou Xing, nhà miễn dịch học của Đại học McMaster ở Hamilton (Canada), bình luận về kết quả nghiên cứu: "Dường như vaccine  Pfizer đã tăng cường phản ứng kháng thể một cách đáng kể sau khi tiêm một liều vaccine  AstraZeneca".

Theo các số liệu ban đầu, phản ứng kháng thể ở những người được tiêm phối hợp hai loại vaccine thậm chí còn mạnh hơn so với những người nhận 2 liều vắc xin của AstraZeneca. Tuy nhiên, hiệu quả này không rõ khi so với phản ứng tương tự ở những người nhận hai liều vaccine của Pfizer - BioNTech, vì vaccine này có xu hướng kích hoạt phản ứng kháng thể đặc biệt mạnh sau liều thứ hai.

Có thể bạn quan tâm

  • Người lao động trong khu vực bán lẻ cần được ưu tiên tiêm vaccine

    12:02, 12/07/2021

  • Ngành sản xuất, cung ứng thực phẩm thiết yếu "ngóng" vaccine

    05:40, 12/07/2021

  • Thực hư hiệu quả vaccine chống COVID-19 trước biến chủng Delta?

    04:30, 12/07/2021

  • TP Móng Cái: Hơn 3000 công nhân KCN Hải Yên được tiêm vaccine

    18:17, 11/07/2021

  • Phát triển bền vững sẽ là “vaccine” của doanh nghiệp giữa bão Covid

    14:39, 11/07/2021

  • Sớm công nhận "hộ chiếu vaccine" để khôi phục thị trường hàng không

    02:00, 11/07/2021

  • Thủ tướng phát động chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng chống COVID-19 trên toàn quốc

    13:40, 10/07/2021

  • Kỳ vọng "hộ chiếu vaccine" sẽ vực dậy thị trường bất động sản

    12:28, 09/07/2021

  • Mở rộng thêm 16 nhóm đối tượng tiêm vaccine COVID-19

    11:00, 09/07/2021

  • 600.000 liều vaccine AstraZeneca sẽ về TP.HCM vào sáng 9/7

    02:04, 09/07/2021

  • Thủ tướng đồng ý áp dụng Chỉ thị 16, ưu tiên vaccine cho TP HCM

    09:34, 08/07/2021

  • Doanh nghiệp bất động sản “nín thở” chờ vaccine

    05:00, 06/07/2021

  • Việt Nam tiếp nhận lô vaccine Pfizer đầu tiên vào ngày 7-7

    19:07, 05/07/2021

LAM SONG