Đề nghị kéo dài hiệu lực giấy xét nghiệm với lái xe chở hàng hóa

NGUYỄN VIỆT 16/07/2021 16:50

Bộ Giao thông Vận tải đề nghị kéo dài thời gian hiệu lực của giấy xét nghiệm COVID-19 từ 5 đến 7 ngày với lái xe chở hàng hóa.

Ngày 16/7, đại diện Bộ Giao thông Vận tải cho biết, cơ quan này đã kiến nghị Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19, Bộ Y tế ban hành văn bản quy định rõ thời gian hiệu lực của kết quả xét nghiệm để các địa phương áp dụng thống nhất.

Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Bộ Y tế xem xét, thống nhất thời hạn hiệu lực xét nghiệm COVID-19 của lái xe vận tải hàng hóa từ 5 đến 7 ngày, kết hợp yêu cầu phòng dịch khác để giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Bộ Y tế xem xét, thống nhất thời hạn hiệu lực xét nghiệm COVID-19 của lái xe vận tải hàng hóa từ 5 đến 7 ngày, kết hợp yêu cầu phòng dịch khác để giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Hiện nay, hiệu lực xét nghiệm âm tính COVID-19 của các địa phương chưa thống nhất, như Bình Dương, TP HCM là 3 ngày, Long An 5 ngày, Đồng Nai 7 ngày... Việc chấp thuận kết quả xét nghiệm bằng test nhanh và PCR cũng chưa thống nhất, gây khó khăn lái xe khi vận chuyển hàng hóa.

Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Bộ Y tế xem xét, thống nhất thời hạn hiệu lực xét nghiệm COVID-19 của lái xe vận tải hàng hóa từ 5 đến 7 ngày, kết hợp yêu cầu phòng dịch khác để giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Hiện xe vận tải hàng hóa Bắc Nam di chuyển tối thiểu 3 ngày, chưa kể thời gian giao hàng. Lái xe giao hàng xong thì giấy xét nghiệm đã hết hiệu lực, lại phải xét nghiệm lại, gây phiền toái và tăng chi phí cho doanh nghiệp.

Để phòng chống dịch, nhiều địa phương yêu cầu xét nghiệm COVID-19 với lái xe vận chuyển hàng hóa, người phục vụ trên xe, nhân viên bốc xếp theo xe, giấy xét nghiệm thường có hiệu lực trong 3 ngày.

Một số lái xe cho biết cứ đi 2 ngày là phải dừng xét nghiệm mất một ngày, ngoài tốn kém về chi phí, thời gian, việc liên tục bị chọc lấy mẫu xét nghiệm khiến họ ảnh hưởng tâm lý.

Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam cũng đề nghị các cơ quan chức năng cần xem lại quy định thời hạn giấy xét nghiệm COVID-19. Với tài xế thực hiện chuyến xe nội tỉnh và vùng lân cận thì thời hạn 3 ngày như hiện nay phù hợp, nhưng nếu xe chạy liên tỉnh Bắc Nam cần 6-7 ngày.

"Quy định thời hạn 3 ngày khiến các doanh nghiệp lúng túng khi giấy xét nghiệm của tài xế bị quá hạn. Họ phải dừng lại tại nhiều tỉnh, thành trên đường để tiếp tục xét nghiệm, rất tốn kém", ông Quyền nói. Được biết, hiện nay cả nước có hơn 2,5 triệu lái xe kinh doanh vận tải hành khách và hàng hóa.

Trước đó, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn đã ký văn bản gửi Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, Bộ Y tế kiến nghị về quy định thời hạn hiệu lực của xét nghiệm COVID-19 đối với lái xe vận chuyển hàng hóa.

Hiện nay, hiệu lực xét nghiệm âm tính COVID-19 của các địa phương chưa thống nhất.

Hiện nay hiệu lực xét nghiệm âm tính COVID-19 của các địa phương chưa thống nhất.

Văn bản nêu rõ, thực hiện Công điện số 914/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm bảo đảm phòng chống dịch bệnh mà vẫn lưu thông hàng hóa, không gây ách tắc phương tiện vận tải, Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam xây dựng hướng dẫn tạo thuận lợi cho việc lưu thông phương tiện trong thời gian TP.HCM thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16. Trong đó yêu cầu xét nghiệm COVID-19 cho lái xe, người phục vụ trên xe, nhân viên bốc, xếp dỡ hàng hóa đi theo xe theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Tuy nhiên, qua nắm bắt tình hình thực tế tại các địa phương, Thứ trưởng Lê Anh Tuấn nhìn nhận việc quy định thời hạn hiệu lực kết quả xét nghiệm âm tính COVID-19 của các địa phương hiện không thống nhất với nhau.

Đơn cử như tỉnh Bình Dương, TP.HCM quy định 3 ngày; Long An quy định 5 ngày, Đồng Nai quy định 7 ngày đã gây khó khăn cho lái xe khi tham gia vận chuyển hàng hóa.

Trên cơ sở này, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, Bộ Y tế ban hành văn bản quy định rõ thời gian hiệu lực kết quả xét nghiệm COVID-19 để các địa phương áp dụng thống nhất.

Đối với lái xe vận tải hàng hóa Bắc-Nam, thời gian di chuyển dài, tối thiểu 3 ngày, chỉ giao hàng xong giấy xét nghiệm đã hết hiệu lực, lái xe phải xét nghiệm lại gây nhiều phiền toái và tăng chi phí cho doanh nghiệp vận tải.

Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Bộ Y tế xem xét thống nhất thời hạn hiệu lực xét nghiệm COVID-19 của lái xe vận chuyển hàng hóa từ 5 đến 7 ngày, kết hợp yêu cầu thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch khác, để giảm chi phí cho doanh nghiệp và thuận lợi cho việc lưu thông.

Có thể bạn quan tâm

  • Mở “luồng xanh” để gỡ khó cho các siêu thị tại TP.HCM

    Mở “luồng xanh” để gỡ khó cho các siêu thị tại TP.HCM

    05:00, 15/07/2021

NGUYỄN VIỆT