"Hồi sức" ngành du lịch
COVID-19 đã khiến ngành kinh tế xanh “đóng băng” trong nhiều tháng qua. Tuy nhiên, để trở về thời kỳ “zero COVID - 19” là điều không tưởng. Do đó, cần giải pháp “hồi sức” cho ngành du lịch.
Điều mà chúng ta cần làm lúc này là sống chung với dịch COVID-19 để mở cửa nền kinh tế, qua đó thúc đẩy ngành kinh tế xanh phục hồi trở lại.
>>>Kê Gà sẵn sàng trở thành thủ phủ du lịch mới của Bình Thuận
>>>Hải Phòng di chuyển hoạt động Cảng cá Cát Bà để phát triển du lịch
Liên kết, sáng tạo sản phẩm
Đại dịch COVID -19 đã mang lại nhiều bài học sâu sắc và chúng ta sẽ phải rút kinh nghiệm để có thể dần thích nghi với tình trạng “bình thường mới”. Trong đó, các kiến thức về quản trị khủng hoảng và xây dựng quỹ dự phòng khủng hoảng đang cần được lưu tâm hơn.
Đại dịch cũng cho chúng ta thấy cần liên kết và hợp tác trong khủng hoảng. “Người khổng lồ cũng phải đi bằng hai chân”, nhưng nếu chúng ta vẫn cứ đi bằng một chân trong bối cảnh khó khăn như đợt dịch bệnh thì chúng ta gần như không thể chuyển đổi được một mô hình nào mới lập tức. Hệ lụy là rất nhiều doanh nghiệp đã bị phá sản.
Khi sức tàn phá kinh tế từ COVID-19 không bỏ qua cho bất cứ một điểm đến và doanh nghiệp nào, thì ngành du lịch mới nhận ra ý nghĩa và tầm quan trọng của việc hợp tác đa phương để cùng nhau phục hồi và phát triển trở lại một cách bền vững hơn.
Trong thời gian tới đây, chắc chắn du lịch nội địa vẫn là xu hướng “căn cốt” để giúp ngành du lịch Việt Nam phục hồi. Các loại hình du lịch như du lịch ngắn ngày, du lịch tại chỗ, kỳ nghỉ linh hoạt, du lịch biệt lập, du lịch sức khỏe, du lịch sáng tạo, du lịch ảo, du lịch giãn cách, du lịch sinh thái...; và các chương trình, trải nghiệm “sâu” thay vì “nông”, “xanh” thay vì “nâu”, tìm kiếm và đặt dịch vụ online trực tiếp, đặt dịch vụ từng phần thay vì trọn gói, đặt dịch vụ vào giờ chót để tránh những rủi ro... sẽ lên ngôi và định vị cho du lịch thời hậu COVID-19.
Các hiệp hội và doanh nghiệp trong chuỗi giá trị cung ứng sản phẩm, dịch vụ cũng cần liên kết để đổi mới sáng tạo các sản phẩm du lịch phù hợp trong và sau đại dịch.
Điều kiện sống còn
Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã đưa ra 3 kịch bản về việc phục hồi du lịch quốc tế (tương đương với năm 2019) trong vòng 2,5 năm (đến giữa năm 2022), 3 năm (2023), và 4 năm (2024).
Chúng ta có thể căn cứ kịch bản này để làm cơ sở cho sự phục hồi và phát triển của du lịch Việt Nam. Du lịch chắc chắn sẽ phát triển mạnh mẽ trở lại, nhưng chúng ta cũng phải chuẩn bị cho kịch bản dịch bệnh sẽ còn kéo dài, thậm chí vĩnh viễn, khiến tốc độ tăng trưởng du lịch bị chậm lại. Do đó, cần có một hệ thống giải pháp đồng bộ từ cơ chế chính sách, quy hoạch, cho đến nhân lực, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật, sản phẩm dịch vụ, đầu tư, xúc tiến quảng bá, thị trường, an ninh an toàn du lịch.
Thứ nhất, tiêm chủng diện rộng sẽ là giải pháp “nền tảng” để giúp cho việc mở lại các hoạt động du lịch, kể cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế. Những nhân sự chủ chốt ngành du lịch cần được đưa vào danh sách ưu tiên tiêm vaccine trong các đợt tiếp theo, càng sớm càng tốt. Những nhân sự này bao gồm nhân viên dịch vụ vận chuyển (cả đường bộ và hàng không), hướng dẫn viên, nhân viên tại những khách sạn, nhà hàng, những cơ sở vui chơi giải trí, mua sắm phục vụ khách du lịch..., bởi khi đón khách, đây sẽ là những người thường xuyên tiếp xúc với du khách.
Thứ hai, cần các cơ chế đặc biệt cho địa phương “vùng xanh” để phục hồi thị trường nội địa. Trong thời gian tới, các địa phương “vùng xanh” đã khống chế được dịch bệnh, hoàn toàn có thể mạnh dạn và chủ động trong việc khai thác thị trường du lịch tại địa phương mình, hoặc liên kết song phương, đa phương với các địa phương nằm trong vùng an toàn khác để thúc đẩy khai thác thị trường khách du lịch nội địa đã có “thẻ xanh COVID- 19”.
Thứ ba, chú trọng những chính sách để dần khai thác trở lại thị trường khách quốc tế đến (inbound), mở cửa với các thị trường “vùng xanh về phòng chống dịch COVID-19”.
Thứ tư, hợp tác liên kết giữa các hiệp hội và doanh nghiệp trong chuỗi giá trị cung ứng sản phẩm, dịch vụ để đổi mới sáng tạo các sản phẩm du lịch sao cho phù hợp với xu hướng phát triển loại hình, sản phẩm và dịch vụ trong và sau đại dịch.
Thứ năm, cần các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hơn các doanh nghiệp du lịch, nghỉ dưỡng, lữ hành về thuế, phí, thủ tục, trợ cấp và giữ chân người lao động thu nhập để tránh một sự khủng hoàng nguồn nhân lực sau đại dịch.
Thứ sáu, triển khai mạnh mẽ việc ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số. Đây là một xu thế sẽ diễn ra, kể cả khi đại dịch COVID-19 không xuất hiện.
Có thể bạn quan tâm
Kê Gà sẵn sàng trở thành thủ phủ du lịch mới của Bình Thuận
13:00, 11/11/2021
Hải Phòng di chuyển hoạt động Cảng cá Cát Bà để phát triển du lịch
01:38, 10/11/2021
Mở cửa du lịch nội tỉnh, Hạ Long vẫn vắng vẻ
14:07, 09/11/2021
Ngành du lịch bắt đầu "rã đông"
04:00, 09/11/2021
Dự thảo Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch phù hợp thực tiễn
04:00, 09/11/2021
Quảng Nam đặt mục tiêu đón 12 triệu lượt khách du lịch
10:33, 08/11/2021
Việc thí điểm đón khách du lịch quốc tế sẽ bắt đầu từ đâu?
19:35, 06/11/2021