CẢM XÚC XUÂN: Tết Nguyên đán đã vượt qua sự “kiểm định” của lịch sử

NGUYỄN VIỆT 30/01/2022 19:28

Tết Nguyên đán đã vượt qua sự “kiểm định” của lịch sử về những giá trị tự thân để có thể tồn tại cho đến ngày nay.

>>CẢM XÚC XUÂN: Mùa xuân muộn

Tết Nguyên đán còn gọi “tết Ta” - “tết Cả”, với ý nghĩa sâu xa và mang tính thiêng. Với người Việt, Tết Nguyên đán là dịp thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, nhớ về tổ tiên.

Tết Nguyên đán là dịp thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, nhớ về tổ tiên.

Tết Nguyên đán là dịp thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, nhớ về tổ tiên.

Mọi gia đình người Việt vào ngày Ba mươi Tết đều bày biện bàn thờ cúng tổ tiên rất trang trọng; hướng về nguồn cội là giá trị tâm linh, nếp sống, truyền thống tốt đẹp, bền vững của người Việt. 

Theo PGS.TS Lê Trung Vũ (Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian Việt Nam), trải qua hơn 4.000 năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam là một quốc gia luôn mang trong mình một nền văn hóa lớn và độc đáo. Văn hóa Việt Nam gắn liền với văn hóa lúa nước, vì vậy nó vẫn chất phác, đơn sơ, giản dị, gần gũi nhưng không kém phần tinh tế.

Những nét văn hóa ấy được giữ gìn và lưu truyền bao đời nay. Một trong những viên ngọc quý của văn hóa Việt Nam là các ngày lễ, tết. “Tết cổ truyền dân tộc không chỉ là nét văn hóa mà còn là vốn văn hóa quý giá do ông cha ta gây dựng bởi nó chứa đựng rất nhiều ý nghĩa, có những điều đẹp đẽ, nghĩa tình và thiêng liêng”, PGS.TS Lê Trung Vũ nói.

Dưới thời các triều đại Lý, Trần, Lê, ông cha ta tổ chức lễ, tết rất trang trọng. Những lễ nghi trong dịp Tết Nguyên đán như tục tiễn ông Táo về trời, bày mâm ngũ quả, tất niên, cúng giao thừa, tục xông nhà, mừng tuổi… là những giá trị hiện sinh, thành quả của cả dân tộc Việt Nam qua hàng nghìn năm dựng và giữ nước.

>>CẢM XÚC XUÂN: Về Sài Gòn ăn tết!

Văn hóa Việt Nam gắn liền với văn hóa lúa nước, vì vậy nó vẫn chất phác, đơn sơ, giản dị, gần gũi nhưng không kém phần tinh tế.

Văn hóa Việt Nam gắn liền với văn hóa lúa nước, vì vậy nó vẫn chất phác, đơn sơ, giản dị, gần gũi nhưng không kém phần tinh tế.

Bởi vậy, theo ông Huỳnh Thiệu Phong (Đại học Văn Hóa TP. HCM), những giá trị văn hóa trong Tết Nguyên đán còn tồn tại đến ngày nay đã là sự kế thừa có chọn lọc của nhiều yếu tố. “Tết Nguyên đán đã vượt qua sự “kiểm định” của lịch sử về những giá trị tự thân của nó để có thể tồn tại cho đến ngày nay”, ông Phong nhấn mạnh.

Từ bao đời nay, trong chu kỳ 1 năm, người Việt vẫn duy trì những cái Tết như Tết Đoan ngọ, Tết Trung thu, Tết dương lịch, Tết nguyên đán. Trong những ngày lễ ấy, mọi người đều tạm gác những lo âu mưu sinh, bộn bề cuộc sống để hoan hỉ mở lòng với thiên nhiên hòa cùng đất trời, bày tỏ yêu thương, hòa ái với nhau nhiều hơn. Trong đó, Tết nguyên đán  là quan trọng nhất.

Theo PGS.TS Đỗ Văn Trụ - Chủ tịch Hội Di sản Văn hoá Việt Nam, đây là thời điểm kết thúc một vòng thời gian 4 mùa chu chuyển, tống tiễn những điều xấu và chào đón một chu kỳ mới. Tiết xuân ấm áp, vạn vật sinh sôi nảy nở, hòa quyện với quy luật tự nhiên.

Và trên hết Tết là dịp của sự đoàn tụ: “Tết có từ ngàn xưa đã đi vào tâm khảm của mỗi gia đình Việt. Dù chúng ta làm ăn vất vả, đi đâu về đâu, ở trong nước hay nước ngoài nhưng Tết là dịp để hướng về gia đình. Nên Tết nguyên đán còn gọi là Tết sum vầy, ở đây thể hiện tất cả những văn hóa truyền thống tốt đẹp nhất của người Việt”.

Một trong những viên ngọc quý của văn hóa Việt Nam là các ngày lễ, tết.

Một trong những viên ngọc quý của văn hóa Việt Nam là các ngày lễ, tết.

Không khí dịp Tết nguyên đán của người Việt thường bắt đầu vào ngày 23 tháng chạp hay còn gọi là Tết ông Công ông Táo. Vào ngày này, gia đình Việt nào cũng sửa soạn một mâm cỗ tươm tất, cá chép (còn sống hoặc bằng giấy) hương hoa để cúng ông Táo lên chầu trời.

Từ lúc đó, mọi người cố gắng hoàn tất mọi việc, trở về trang hoàng nhà cửa, sắm sửa bày biện, đón người thân trở về để cùng vui vẻ bên mâm cỗ giao thừa, quanh nồi bánh chưng đậm hương mùi Tết. Đây là phong tục đậm đà bản sắc nhất, đã đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam qua nhiều thế hệ.

Về ý nghĩa tâm linh, nhà nghiên cứu Phạm Tứ cho rằng, vào những ngày Tết, mọi người đều tin rằng tổ tiên sẽ trở về hiện diện trên ban thờ gia tiên, chứng kiến lòng thành con cháu và phù hộ toàn gia khỏe mạnh, làm ăn tấn tới, vạn sự hanh thông. Lễ Tết ở Việt Nam rất quan trọng.

Ngày ông Táo lên chầu Trời, ngày nay như là người nhà nước mình tổ chức lễ tổng kết một năm đã qua và đánh giá phương hướng năm mới. Sau ngày ông Công, ông Táo họp mặt gia đình, thì đêm giao thừa nhớ đến Tổ tiên. Con cháu đứng trước ban thờ, kính cáo các cụ chúng con đã sống như thế nào.

Một trong những viên ngọc quý của văn hóa Việt Nam là các ngày lễ, tết.

Tết có từ ngàn xưa đã đi vào tâm khảm của mỗi gia đình Việt. .

Đêm giao thừa, người Việt làm lễ ở ngoài sân để kính cáo đón một ông quan hành khiển nhiệm kỳ mới. Cả gia đình có bữa ăn đầu tiên năm mới. Rồi sáng mùng 1 ai cũng hồ hởi đón chào sắc xuân và cứ thế cho đến ngày nhà nhà làm lễ hóa vàng, cung tiễn tổ tiên.

Trong tiềm thức, người Việt đều tin rằng, ngày Tết chính là cơ hội để thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” một cách sâu sắc và rõ nét nhất. Hướng về tổ tiên cũng chính là giá trị tình cảm của người Việt với Tết nguyên đán.

Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, những nghi lễ đón tết xưa luôn hàm chứa nhiều ý nghĩa nhân văn và còn nguyên giá trị đến ngày nay, có chăng chỉ là cách thể hiện sao cho phù hợp với hoàn cảnh.

Ngày Tết là lúc bắt đầu ta được hưởng thụ nghỉ ngơi nhưng đừng quên công việc mà ta đang làm. Cho nên mới có lễ Phong ấn, lễ Khai ấn- ngày bắt đầu công việc mới của triều đình. Lễ Tiến xuân tức là đón mùa xuân để muôn dân tin vào một năm mới tốt đẹp hơn.

“Đó là tâm trạng không chỉ của người dân mà của người đứng đầu một quốc gia. Nó cho thấy trong bất kỳ cương vị xã hội nào thì lễ nghĩa mang giá trị tinh thần vô cùng quan trọng. Không phải tự nhiên ở triều đại nào cũng có bộ Lễ, quy định trật tự tinh thần để có một xã hội phát triển hài hòa, như cách nói hiện nay là phát triển bền vững”, nhà sử học Dương Trung Quốc chia sẻ.

Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phát động diễn đàn “CẢM XÚC XUÂN” khởi tạo không gian để bạn đọc viết lên những cảm xúc chất chứa tâm tư tiễn đưa năm cũ, đón năm mới; nguyện vọng, sáng kiến, hiến kế để thích ứng tốt hơn với dịch bệnh; phản ánh cô đọng các vấn đề của cuộc sống địa phương cũng như đất nước.

Bài viết có thể dưới dạng thơ hoặc văn xuôi, bút ký, tùy bút, tản văn,… gửi về địa chỉ email camxucxuan@dddn.com.vn.

Tác giả để lại địa chỉ và số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ.

Trân trọng cảm ơn.

Có thể bạn quan tâm

  • CẢM XÚC XUÂN: Mùa xuân muộn

    08:00, 30/01/2022

  • CẢM XÚC XUÂN: Về Sài Gòn ăn tết!

    05:15, 30/01/2022

  • CẢM XÚC XUÂN: Phiên chợ Tết cuối năm

    05:00, 30/01/2022

  • CẢM XÚC XUÂN: Chợ Tết quê tôi

    05:00, 29/01/2022

  • CẢM XÚC XUÂN: Tết này có ai rửa ngói, quét vôi?

    09:40, 28/01/2022

  • CẢM XÚC XUÂN: Màu hoa trên giàn giáo công trình

    05:00, 28/01/2022

  • CẢM XÚC XUÂN: Xa nhà, lại nhớ Tết quê xưa!

    05:00, 27/01/2022

  • CẢM XÚC XUÂN: Phiên chợ giáp Tết xưa

    00:00, 27/01/2022

NGUYỄN VIỆT