Test nhanh vạch T đậm, nhạt có liên quan đến bệnh nặng hay nhẹ?
Theo các chuyên gia, việc xét nghiệm nhanh COVID-19 cho hiển thị vạch T mờ hay đậm không quan trọng, không nên dựa vào test nhanh để phán đoán diễn biến của bệnh.
>>Vì sao người mắc COVID-19 nên uống nước chanh?
Nhiều người khi tự test nhanh có kết quả hiển thị vạch T mờ và cho rằng mình bị nhiễm ở mức độ nhẹ, tải lượng virus thấp và ngược lại nếu vạch T đậm thì nhiễm nặng, tải lượng virus cao. Suy nghĩ này liệu có chính xác?
Hiển thị vạch T mờ hay đậm không thể hiện mức độ nhiễm bệnh.
Theo bác sĩ Dư Tuấn Quy, quyền trưởng khoa nhiễm - thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), dù kit xét nghiệm hiển thị hai vạch đậm hay nhạt đều thể hiện dương tính với COVID-19, nhưng lại không nói lên được nồng độ virus ít hay nhiều. Để biết được nồng độ virus thì phải làm xét nghiệm RT-PCR.
Trong khi bác sĩ Trần Văn Phúc, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) cho rằng, với tốc độ lây nhiễm bệnh hiện nay có thể nhận định biến thể chủ đạo là Omicron. Với biến thể này, trên 95% các triệu chứng lâm sàng gần như không có và nếu có sẽ rất nhẹ.
Như vậy, về cơ bản, bệnh nhân COVID-19 thường bệnh rất nhẹ, rất ít khi có những trường hợp nặng. Do đó, chúng ta không cần thiết phải lạm dụng quá về các vấn đề xét nghiệm. Việc xét nghiệm hàng ngày để xem xem vạch mờ hay đậm, hay lôi cả nhà ra test là sự lãng phí không cần thiết.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP. HCM) khẳng định, vạch test mờ hay đậm không quan trọng, không có giá trị tiên lượng bệnh. Vì thế, mọi người không nên dựa vào đó để nói nếu vạch đậm nghĩa là bệnh còn nặng, vạch mờ là bệnh nhẹ. Điều quan trọng là sức khỏe của chúng ta ổn.
Còn theo TS. Bùi Lê Minh, Trưởng ngành Công nghệ Sinh học, Viện Kỹ thuật Công nghệ cao NTT (Đại học Nguyễn Tất Thành), cho biết khi mắc COVID-19, không cần thiết phải xét nghiệm thường xuyên. Điều quan trọng nhất của bệnh nhân mắc COVID-19 là theo dõi các triệu chứng để biết bệnh có nặng lên hay không.
>>Thay đổi nhận thức để coi COVID-19 là bệnh đặc hữu
Dù kit xét nghiệm hiển thị hai vạch đậm hay nhạt đều thể hiện dương tính với COVID-19, nhưng lại không nói lên được nồng độ virus ít hay nhiều.
Theo TS. Minh, có 2 thời điểm cần phải thực hiện test nhanh.
Thứ nhất, thời điểm có triệu chứng. Test nhanh COVID-19 để xem có bị dương tính hay không
Thứ hai, thời điểm ngày thứ 5 hoặc thứ 7, hoặc thứ 14. Test nhanh COVID để biết đã âm tính hay chưa, tùy thuộc triệu chứng đã cải thiện vào thời điểm nào.
Phần lớn mọi người sẽ xét nghiệm test nhanh ra vạch T mờ vào khoảng ngày thứ 10 kể từ khi phát hiện triệu chứng. Tuy nhiên, đối với người sức khoẻ yếu, miễn dịch suy yếu thì thời gian dương tính sẽ kéo dài hơn.
TS. Minh lưu ý trong trường hợp người chưa có biểu hiện triệu chứng như rát họng, ho, sốt, mệt mỏi… thì độ chính xác rất kém. Đối với trường hợp chưa có triệu chứng, nếu tiếp xúc trực tiếp với F0 có thể test sau 2- 3 ngày, lúc này test nhanh mới chính xác.
Các trường hợp đã hết triệu chứng nhưng test nhanh vẫn ra vạch T đậm cũng không phải lo lắng vì đây là giai đoạn cơ thể đang đào thải virus, phần lớn các virus này không còn lây bệnh dễ dàng như trong vài ngày đầu nữa.
Các chuyên gia khuyến cáo, người dân không nhất thiết cần phải tích trữ nhiều test trong nhà và test thường xuyên. Đối với gia đình đông người, nếu quá nửa là F0 thì không nhất thiết cần phải test tất cả vì có thể cả gia đình đã bị lây nhiễm, đặc biệt là những thành viên gia đình đã biểu hiện ra triệu chứng.
Thời gian chuyển từ âm tính sang dương tính bằng kit test nhanh có thể tùy thuộc từng người, mặc dù nhiễm virus vào cùng một thời điểm. Thay bằng việc quan tâm tới kết quả test hàng ngày thì hãy cách ly và chăm sóc lẫn nhau để hết các triệu chứng.
Ngoài ra, kể cả F0 sau khi test âm tính vẫn cần đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và giữ vệ sinh cẩn thận vì thực tế họ vẫn có thể vẫn đang mang virus.
Có thể bạn quan tâm
Bác sĩ giải thích lý do test nhanh COVID vạch mờ vạch đậm
01:00, 14/01/2022
Bất chấp COVID-19, tăng trưởng thương mại và đầu tư Việt Nam – Hoa Kỳ tiếp tục duy trì
17:41, 08/03/2022
Nhu cầu ở thực gia tăng hậu Covid-19, BĐS TP Tân An sôi động đầu năm
08:00, 08/03/2022
Vì sao người mắc COVID-19 nên uống nước chanh?
01:28, 08/03/2022
Thay đổi nhận thức để coi COVID-19 là bệnh đặc hữu
05:05, 07/03/2022
Long An tiếp nhận hơn 3 tỉ đồng hỗ trợ trẻ em mồ côi do COVID-19
17:09, 06/03/2022
LĂNG KÍNH CUỐI TUẦN: Bình thường hóa COVID-19
12:00, 06/03/2022
F0 và F1 có thể làm việc, dừng công bố ca mắc COVID-19 hàng ngày
00:38, 06/03/2022
COVID-19, bệnh đặc hữu và xu hướng ứng xử mới
05:00, 05/03/2022
Phân biệt dị ứng, cảm lạnh và COVID-19
01:02, 05/03/2022