Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Tiểu ban Kinh tế xã hội
Đây là phiên họp nhằm đánh giá lại những nhiệm vụ đã triển khai và đưa ra kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ trong thời gian tới.
Sáng 19/1, tại Hà Nội, diễn ra phiên họp lần thứ 2 của Tiểu ban Kinh tế xã hội chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Trưởng Tiểu ban. Đây là phiên họp nhằm đánh giá lại những nhiệm vụ đã triển khai và đưa ra kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ trong thời gian tới.
Nhiệm vụ quan trọng của Tiểu ban Kinh tế xã hội là xây dựng 2 văn kiện gồm: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021 – 2030) và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021 – 2025) để phục vụ
Có thể bạn quan tâm
Thủ tướng: Không thể chấp nhận mức nhập siêu dưới 3 tỷ USD
02:00, 18/01/2019
Thủ tướng: Cần xây dựng đội ngũ thanh tra “liêm chính, bản lĩnh, trung thành”
10:05, 17/01/2019
Thủ tướng cho phép dùng tài khoản viễn thông thanh toán nội dung số
08:05, 16/01/2019
Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao các thành viên của Tiểu ban đã thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra từ phiên họp lần thứ nhất của Tiểu ban cách đây 2 tháng.
Theo đó đã trình Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Tiểu ban thành lập bộ phận thường trực Tiểu ban gồm 7 đồng chí là Thủ tướng Chính phủ, 5 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
Nhấn mạnh những người hiểu biết sâu sắc về một lĩnh vực chính là những người làm nhiệm vụ trong lĩnh vực đó, Thủ tướng đánh giá cao các thành viên đã quán triệt và dành thời gian nghiên cứu.
Tiểu ban cũng đã thành lập Tổ biên tập gồm 57 thành viên, gồm nhiều đồng chí cấp thứ trưởng của các bộ, ngành; Phó chủ tịch UBND một số địa phương. Tổ biên tập cũng đã có một số buổi làm việc, tập trung rà soát, hoàn thiện các tài liệu để trình Tiểu ban tại cuộc họp này.
Cụ thể gồm: Chương trình kế hoạch hoạt động của Tiểu ban; chủ đề của Chiến lược 10 năm và Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội; kết cấu của Chiến lược 10 năm và Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội; một số nội dung trọng tâm chiến lược của Chiến lược 10 năm và Kế hoạch 5 năm; phân công đặt hàng, giao nhiệm vụ đối với 40 chuyên đề đã được đề cập nghiên cứu; đề xuất quy chế hoạt động của Tiểu ban.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu lên 2 mốc thời gian quan trọng của Tiểu ban cần lưu ý, thứ nhất là báo cáo Hội nghị Trung ương 10 vào tháng 5/2019 để Trung ương cho ý kiến vào Đề cương chi tiết; thứ 2 là báo cáo Hội nghị Trung ương 11 vào tháng 10/2019 để Trung ương cho ý kiến vào các dự thảo văn kiện để hoàn thiện gửi Đại hội Đảng bộ các cấp đóng góp ý kiến.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng yêu cầu các thành viên Tiểu ban thảo luận và thống nhất về 6 nội dung vừa nêu để triển khai thực hiện