Tín hiệu mới về sáng kiến BRI
Thay vì quay lưng lại với sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI), nhiều quốc gia đã và đang tham gia tích cực vào sáng kiến này của Trung Quốc.
Từ ngày 25-27/4/2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn đại biểu cao cấp của Việt Nam tham dự Diễn đàn hợp tác quốc tế BRI lần thứ 2 tại Bắc Kinh, Trung Quốc.
Thay đổi quan điểm về BRI
BRI đã triển khai được 5 năm, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu lớn, nhưng cũng có những khuyết điểm cần cải thiện để nhận được sự đồng thuận ở mức tốt nhất.
Hiện BRI đã có mặt ở 60 quốc gia khắp các châu lục, mới đây 17 quốc gia Ả rập đã ký thỏa thuận với Trung Quốc trị giá hàng nghìn tỷ USD liên quan đến các dự án hạ tầng nằm trong chương trình liên đới của BRI.
Ở Đông Nam Á, chính phủ Malaysia bắt đầu tìm thấy tín hiệu lạc quan từ BRI. Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah đã bác bỏ quan điểm rằng chính phủ của ông chỉ miễn cưỡng cho nối lại dự án tuyến Đường sắt Bờ Đông (ECRL) và thị trấn Bandar.
Malaysia đã tìm thấy ích lợi ở BRI, bởi khi EU ngừng mua dầu cọ để sản xuất nhiên liệu sinh học thì tuyến giao thông trị giá 44 tỷ Ringit giúp thông thương với Trung Quốc, cứu vãn hàng vạn nông dân thoát cảnh “khủng hoảng thừa” nông sản.
Nhật Bản- hàng xóm của Trung Quốc - từ chỗ công khai nghi ngờ, thậm chí là phản đối, gần đây đã chuyển hướng sang tìm kiếm sự hợp tác. Việc BRI ngày càng trở nên quan trọng trong chính sách phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới đã khiến phương Tây xem xét lại. Theo đó, tháng 3/2019, Italy - một quốc gia thuộc nhóm G7 đã ký bản ghi nhớ với Trung Quốc về việc tham gia BRI, ước tính thỏa thuận trị giá trên 20 tỷ EUR. Ngoài ra, sự ủng hộ tiếp theo có thể là Thụy Sỹ.
Sở dĩ nhiều quốc gia thay đổi quan điểm về sáng kiến “Vành đai và Con đường” là do chủ nghĩa bảo hộ lan nhanh ở phương Tây dưới “ngọn cờ” tiên phong của Mỹ đang tác động tiêu cực đến kinh tế thế giới.
Sở dĩ nhiều quốc gia có thiện chí với BRI là do chủ nghĩa bảo hộ đang lan nhanh ở phương Tây dưới “ngọn cờ” tiên phong của Mỹ, nên nhiều quốc gia nhận ra rằng, BRI có khả năng kết nối mở rộng sự hợp tác một cách trực tiếp về không gian địa lý.
Bất kể phương Tây nhận thức như thế nào, BRI vẫn sẽ được tiến hành và thu được kết quả. Tư sản phương Tây, đặc biệt là đại tư sản, không mấy quan tâm đến nền “kinh tế thực” của rất nhiều nước đang phát triển. BRI lại thuộc về kinh tế thực nên hẳn nhiên sẽ gây mâu thuẫn, vì đây là lĩnh vực khó đầu tư, chậm thu hồi vốn, rủi ro cao.
Có thể bạn quan tâm
Thủ tướng đến Bắc Kinh, bắt đầu chuyến tham dự Diễn đàn "Vành đai và Con đường"
09:51, 25/04/2019
Sáng nay, Thủ tướng lên đường tham dự Diễn đàn cấp cao hợp tác "Vành đai và Con đường"
05:00, 25/04/2019
Việt Nam sẽ đấu thầu quốc tế các dự án BOT và BT
16:50, 25/04/2019
Việt Nam không nằm ngoài xu thế
Nhiều chuyên gia khẳng định rằng, Việt Nam phải hội nhập bằng nền “kinh tế thực”, dựa vào sản xuất chứ không phải các loại “bong bóng” như bất động sản, đầu cơ. Khủng hoảng kinh tế năm 2008 là do “kinh tế ảo” gây ra.
Dù muốn hay không vẫn phải thừa nhận BRI ngày càng quan trọng trong đời sống kinh tế thế giới, trở thành một xu thế khi ngày càng có nhiều quốc gia phát triển nhận ra lợi ích “kinh tế thực” từ hạ tầng giao thông được đầu tư hiện đại, bài bản.
Việt Nam còn “đặc biệt” hơn - có vị trí địa chính trị ở Đông Nam Á nói riêng và châu Á - Thái Bình Dương nói chung, vừa liên quan đến BRI trên bộ lẫn trên biển. Chúng ta đang có nhu cầu rất lớn về xây dựng hạ tầng giao thông. Theo báo cáo Triển vọng Cơ sở hạ tầng Toàn cầu xuất bản năm 2017 bởi Trung tâm Cơ sở Hạ tầng Toàn cầu, nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng của Việt Nam từ năm 2016 đến năm 2040 là 605 tỷ USD.
Đáng chú ý, khoảng cách giữa nhu cầu đầu tư và xu hướng đầu tư hiện tại là con số khổng lồ 102 tỷ USD, có nghĩa Việt Nam sẽ phải tích cực tìm kiếm các nguồn kinh phí khác nhau để bù đắp cho sự thiếu hụt này. Do đó, Việt Nam đã ủng hộ BRI vì đây có thể trở thành một nguồn vốn quan trọng trong tương lai.
Ủng hộ và tham gia BRI là chính sách hợp lý của Chính phủ, nhưng chúng ta cần cân nhắc thiệt hơn khi ứng xử với nguồn vốn vay từ Trung Quốc. Theo đó, nhiều chuyên gia khuyến nghị cần đầu tư đúng trọng điểm, chuyển từ đấu thầu theo giá thấp sang cách tiếp cận đầu tư theo chi phí vòng đời của công trình.
Bên cạnh đó, khi sử dụng vốn vay Trung Quốc, nên sử dụng kỹ thuật và nhà thầu của bên thứ ba để nâng cao chất lượng công trình và trình độ quản trị. Ngoài ra, cần nâng cao việc giám sát thi công và chất lượng công trình để tránh thời gian thi công bị kéo dài; đồng thời cần chống tham nhũng, hạn chế tình trạng thất thoát tài sản từ đầu tư công.