Đại hội XIII: 3 đột phá trong chiến lược đổi mới, phát triển kinh tế

MINH PHONG 27/01/2021 08:33

Cần tiếp tục thực hiện 3 đột phá chiến lược, trong đó đột phá lớn nhất về nguồn nhân lực và hạ tầng.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nhấn mạnh khi chia sẻ với báo chí bên hành lang Đại hội XIII.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương. Ảnh Xuân Hải

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương. Ảnh Xuân Hải 

Theo ông Trần Quốc Phương, hiện tại các đại biểu đang mong đợi Đại hội sẽ có những điểm mới để củng cố, phát triển hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng về phát triển kinh tế-xã hội. Nhiều ý kiến bày tỏ kỳ vọng Đại hội XIII sẽ lựa chọn ra được đội ngũ cán bộ lãnh đạo có tâm, có tầm để bố trí công tác phù hợp, phát huy tối đa năng lực, trình độ, cũng như khả năng lãnh đạo để cống hiến cho sự phát triển của đất nước.

Đối với các văn kiện Đại hội, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, trong quá trình Dự thảo, có rất nhiều ý kiến về các đột phá chiến lược trong giai đoạn sắp tới.

Cụ thể, có những ý kiến cho rằng có thể nhiều hơn 3 đột phá, nhưng cũng có có ý kiến cho rằng, có thể cập nhật lại nội hàm của các đột phá hoặc thay đổi đột phá... Sau khi tổng hợp các ý kiến, Thường trực Tổ biên tập Báo cáo kinh tế-xã hội rút lại vấn đề, cần tiếp tục thực hiện 3 đột phá nhưng có cập nhật những “nội hàm mới” trong ba đột phá chiến lược, trong đó đột phá lớn nhất về nguồn nhân lực và hạ tầng.

Theo ông Phương, với đột phá về hạ tầng không chỉ có “hạ tầng cứng” như cầu đường, mặt bằng cơ sở sản xuất, giao thông, điện nước... mà còn có “hạ tầng mềm” - chuyển đổi nền kinh tế số, như trong phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước sáng 26/1, đã nhắc hai lần về vấn đề này. "Nội hàm của đột phá trong hạ tầng có phân biệt “hạ tầng cứng và “hạ tầng mềm," trong đó trọng tâm với những hạ tầng lớn có tác động lan tỏa và thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh". - ông Phương nói thêm. 

Còn với đột phá về nguồn nhân lực, Thường trực Tổ biên tập Báo cáo kinh tế-xã hội đã lồng ghép nội dung phát triển về văn hóa, con người trở thành một động lực phát triển đất nước, khơi dậy khát vọng phát triển của mỗi người về một Việt Nam thịnh vượng, hùng cường đúng như chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Ông Phương cũng cho biết, trong đột phá về nguồn nhân lực không thể thiếu nhiệm vụ lồng ghép khoa học-công nghệ trong phát triển nguồn nhân lực, bởi khoa học-công nghệ gắn liền với con người, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao. "Chất lượng cao ở đây không chỉ cao về thể chất, mà còn cao về kỹ năng, trí tuệ; nếu người lao động không có 3 yếu tố đó, mãi chỉ là lao động có mức lương thấp, chủ yếu để người khác tận dụng, ít phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước".- ông Phương nói.

Theo ông Phương, nguồn nhân lực chất lượng cao là yêu cầu bức xúc trong việc xây dựng đất nước giai đoạn tới. Ngoài vấn đề giáo dục còn phải lồng ghép thêm vấn đề văn hóa, con người, vấn đề về trí lực, thể chất, khoa học công nghệ. Riêng về khoa học-công nghệ, có các nội hàm nhỏ như công nghệ lõi, công nghệ nguồn, công nghệ thông tin, kinh tế số... là những nội dung mới trong đột phá chiến lược.

"Trong giai đoạn tới, điều kiện để thực hiện các đột phá này thuận lợi hơn so với giai đoạn trước, nhưng khó khăn, thách thức cũng không ít. Thứ nhất, hạ tầng lớn, kinh phí phải lớn hay gọi là “cái vòng luẩn quẩn." Kinh tế muốn phát triển, phải có hạ tầng; hạ tầng lớn, chi phí đầu tư lớn; chi phí đầu tư lớn phải có thu ngân sách lớn; thu ngân sách lớn, kinh tế phải phát triển; kinh tế muốn phát triển, phải có hạ tầng". - Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết thêm.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư mong muốn thời gian tới có những đột phá hơn nữa về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, và điều đó phải được thể hiện trong văn kiện Đại hội XIII. Nếu làm được thì 3 mục tiêu phấn đấu hướng đến như Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng đã đề cập đến trong phiên khai mạc đó là: Đến năm 2025: Là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; Đến năm 2030: Là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao… là hoàn toàn có thể thực hiện được” - ông Phương nói.

Có thể bạn quan tâm

  • Toàn văn phát biểu tại Đại hội XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

    11:04, 26/01/2021

  • Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới

    10:43, 26/01/2021

  • Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Trong mọi vấn đề phải quán triệt quan điểm "dân là gốc"!

    09:36, 26/01/2021

  • Đại hội XIII: Tiếp tục “đốt lò” chống tham nhũng

    06:00, 27/01/2021

  • Đại hội XIII: Cộng đồng doanh nhân khát vọng làm giàu để đất nước phát triển

    05:30, 27/01/2021

  • Thị trường bất động sản kỳ vọng vào sự “khơi thông” mạnh mẽ sau Đại hội XIII của Đảng

    04:02, 27/01/2021

  • Văn kiện Đại hội XIII thể hiện rõ sự thống nhất giữa "ý Đảng, lòng Dân"

    13:17, 26/01/2021

  • 215 điện mừng gửi tới Đại hội XIII của Đảng

    13:06, 26/01/2021

  • Đại hội XIII: Doanh nghiệp kỳ vọng sẽ có những quyết sách, cơ chế mở và thông thoáng về thể chế

    12:25, 26/01/2021

  • Dấu ấn nổi bật tạo động lực mới, khí thế mới cho nhiệm kỳ Đại hội XIII

    10:52, 26/01/2021

  • Diễn văn khai mạc Đại hội XIII của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

    09:38, 26/01/2021

  • Đại hội XIII: Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước của toàn dân tộc

    08:00, 26/01/2021

  • Đại hội XIII: Kỳ vọng đột phá về cải cách thể chế kinh tế

    06:39, 26/01/2021

  • Giới doanh nhân kỳ vọng gì tại Đại hội XIII của Đảng?

    06:00, 26/01/2021

  • Đại hội XIII: “Chọn mặt gửi vàng”, tìm ra nhân sự tài, đức để vận hành bộ máy

    05:24, 26/01/2021

  • Thị trường bất động sản hứa hẹn nhiều triển vọng sau Đại hội XIII

    05:00, 26/01/2021

  • Luật sư Đỗ Pháp: Tin tưởng Đại hội XIII lựa chọn được nhân sự đủ tài, đức

    05:00, 26/01/2021

MINH PHONG