Đại hội XIII: Bộ trưởng Bộ Tài chính “cam kết” phát triển nền tài chính quốc gia theo hướng hiện đại
Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế tài chính, cơ cấu lại ngân sách nhà nước, nợ công nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phát triển và cơ cấu lại nền kinh tế…
Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Tài chính, vừa được ông Đinh Tiến Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh trong phiên làm việc tại Đại hội XIII của Đáng sáng nay (27/1).
Ở góc độ quản lý nhà nước về tài chính – ngân sách, Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính, ông Đinh Tiến Dũng khẳng định, trong nhiệm kỳ XII vừa qua, ngành Tài chính đã quán triệt và tổ chức thực hiện các nghị quyết chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ nhiệm kỳ vừa qua, có những bước phát triển bền vững, đóng góp quan trọng vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của đất nước được thể hiện qua một số nội dung.
Thứ nhất, ngành Tài chính đã tập trung hoàn thiện thể chế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy quá trình đổi mới, cơ cấu lại, phát triển nền kinh tế, hội nhập quốc tế; cơ cấu lại ngân sách nhà nước và nợ công theo hướng bền vững; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực.
"Ngành tài chính đã xây dựng được hệ thống chính sách thu ngân sách, động viên hợp lý, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; bao quát các nguồn thu, chống chuyển giá, công khai, minh bạch; chuyển phương thức quản lý thu từ tiền kiểm sang hậu kiểm theo nguyên tắc quản lý rủi ro; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính kết hợp hiện đại hoá công tác quản lý thu; đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.
Nhờ vậy, nên mặc dù liên tục thực hiện điều chỉnh giảm nghĩa vụ thu, cắt giảm thuế quan theo các hiệp định thương mại tự do, xóa bỏ các khoản phí, lệ phí không phù hợp, nhưng tổng thu ngân sách nhà nước cả giai đoạn 2016-2020 vẫn vượt mục tiêu đề ra và đạt khoảng 6,9 triệu tỷ đồng, tương ứng trên 25% GDP, vượt mục tiêu đề ra". - ông Đinh Tiến Dũng cho biết.
Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng cho biết, chi ngân sách nhà nước đã có nhiều đổi mới trong quản lý chi ngân sách, triển khai kế hoạch tài chính trung hạn; đẩy mạnh khoán chi, đấu thầu, đặt hàng; tăng cường phân cấp, trao quyền tự chủ; thực hiện cơ chế tài chính đặc thù đối với các thành phố lớn; siết chặt kỷ luật tài chính – ngân sách... "Chi ngân sách được kiểm soát chặt chẽ, tăng hiệu quả và thực hiện cơ cấu lại, ưu tiên nguồn lực thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các đột phá chiến lược của nền kinh tế về hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực". -người đứng đầu Bộ Tài chính nói.
Đối với việc triển khai thực hiện Nghị quyết 19 của Trung ương khóa 12, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khẳng định: Đã đạt kết quả tích cực. Theo đó, nguồn thu sự nghiệp của các đơn vị sự nghiệp công lập trên toàn quốc trong giai đoạn 2016-2020 đạt trên 1,4 triệu tỷ đồng, tập trung ở các địa phương kinh tế phát triển, góp phần cơ cấu lại chi ngân sách, ưu tiên nguồn lực hỗ trợ miền núi, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Về cân đối ngân sách nhà nước: đã giảm bội chi ngân sách nhà nước từ mức bình quân 5,4% GDP giai đoạn 2011-2015 về mức 3,6% GDP giai đoạn 2016-2020, vượt mục tiêu đề ra (4% GDP). Về quản lý nợ công: Đã hoàn thiện thể chế, phát triển hệ thống các công cụ quản lý nợ công như Chiến lược nợ công 10 năm, kế hoạch vay trả nợ công 5 năm, 3 năm và hàng năm...; đảm bảo quản lý chủ động, an toàn, bền vững...
Ngành tài chính đã đẩy mạnh cơ cấu lại nợ công theo hướng bền vững hơn, tăng tỷ trọng vay trong nước từ 39% năm 2011 lên khoảng 64% năm 2020; kéo dài kỳ hạn phát hành bình quân lên mức 14 năm trong năm 2020; lãi suất huy động giảm xuống, năm 2020 còn 2,86%/năm; giảm quy mô nợ công từ mức 63,7% GDP cuối năm 2016 xuống 55,8% GDP cuối năm 2020.
Thứ hai, ngành Tài chính đã đẩy mạnh việc hoàn thiện đồng bộ thể chế, cơ cấu lại, phát triển thị trường chứng khoán, bảo hiểm, thị trường dịch vụ tài chính. Đến cuối năm 2020, quy mô thị trường chứng khoán đạt trên 130% GDP, vượt mục tiêu đề ra là 100% GDP, trở thành kênh huy động và phân bổ vốn trung và dài hạn hiệu quả cho nền kinh tế. Theo đó, các thị trường bảo hiểm, dịch vụ kế toán, kiểm toán tiếp tục tăng trưởng cao, góp phần tăng cường công khai, minh bạch và có đóng góp đầu tư cho nền kinh tế.
Thứ ba, ngành cũng đã triển khai Nghị quyết số 18 của Trung ương khóa 12, ngành tài chính đã tích cực sắp xếp lại bộ máy, tinh gọn đội ngũ công chức, nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ máy. Tính đến hết 2020, đã cắt giảm 4.328 đầu mối đơn vị, giảm 6.460 biên chế (8,7% so với năm 2015); đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra. Đồng thời đã quyết liệt triển khai chủ trương xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số và nền kinh tế số. Đến nay, các doanh nghiệp đã cơ bản thực hiện toàn bộ các thủ tục khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, thủ tục hải quan trên môi trường điện tử.
Sáu nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn tới
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, bước sang giai đoạn 2021-2025, chiến lược 10 năm 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Tài chính thống nhất cao với nhận định trong Báo cáo Chính trị về tình hình thế giới và đất nước những năm tới. "Chúng tôi cho rằng bên cạnh những thuận lợi cơ bản về ổn định chính trị, kinh tế vĩ mô, nền kinh tế năng động, phát triển, thì trong giai đoạn tới chúng ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là xu thế cạnh tranh các nước lớn trên thế giới và trong khu vực, tác động của biến đổi khí hậu và sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. - Bộ trưởng Bộ Tài chính nói.
Theo đó, ông cũng cho biết, Ban cán sự đảng Bộ Tài chính xác định, nhiệm vụ trọng tâm của ngành tài chính trong giai đoạn tới là: Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế tài chính, cơ cấu lại ngân sách nhà nước, nợ công nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phát triển và cơ cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh đổi mới khu vực sự nghiệp công lập, tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy, biên chế cùng với cải cách, hiện đại hoá công tác quản lý; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính-ngân sách; củng cố dư địa tài khóa, nâng cao khả năng chống chịu của nền tài chính quốc gia.
Trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
Thứ nhất, tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ tiếp tục hoàn thiện chính sách huy động. Phát triển hệ thống thu hiện đại, phù hợp với trình độ phát triển, hội nhập và thông lệ quốc tế, góp phần tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, hiện đại, thuận tiện; tạo điều kiện khơi thông các nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội; điều tiết thu nhập hợp lý; đồng thời tăng tính bền vững, bảo đảm nguồn thu đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh trong tình hình mới.
Thứ hai, tăng cường quản lý ngân sách nhà nước, triển khai đồng bộ, hiệu quả các kế hoạch tài chính 5 năm, kế hoạch vay - trả nợ công 5 năm và kế hoạch đầu tư công 5 năm; kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách và nợ công, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, tăng cường ổn định vĩ mô vững chắc, đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, nâng cao hệ số tín nhiệm quốc gia.
Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngân sách nhà nước, nợ công, từng bước cải thiện dư địa chính sách tài khóa. Đẩy mạnh cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước trên cơ sở phân định rõ vai trò, chức năng của Nhà nước và thị trường. Tiếp tục phát triển lành mạnh các thị trường tài chính, chứng khoán, bảo hiểm, các dịch vụ tài chính để huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ tư, quyết liệt thực hiện các mục tiêu Nghị quyết số 18, số 19 Khoá 12 về tinh gọn bộ máy nhà nước, nâng cao chất lượng, hiệu quả bộ máy hành chính, đổi mới khu vực sự nghiệp công lập, hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công, đồng thời cơ cấu lại căn bản chi ngân sách nhà nước.
Thứ năm, khẩn trương hoàn thiện cơ chế về đổi mới nâng cao hiệu quả doanh nghiệp; phấn đấu đến năm 2025, cơ bản hoàn thành việc sắp xếp lại khối doanh nghiệp nhà nước, tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước có vị trí quan trọng, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh; cơ cấu lại, phát triển các doanh nghiệp này theo cơ chế thị trường, có khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế.
Thứ sáu, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính; ứng dụng công nghệ thông tin; tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, công khai, minh bạch, giám sát an toàn khu vực tài chính; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí... Phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành xây dựng Chính phủ điện tử, chính phủ số ở những lĩnh vực tài chính quốc gia, tài chính công trọng yếu (ngân sách nhà nước, thuế, hải quan, chứng khoán, quản trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp…).
"Trong bối cảnh khó khăn, thách thức, thuận lợi đan xen, nhưng với ý chí và quyết tâm cao, ngành Tài chính xin hứa trước Đại hội sẽ tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, sáng tạo, nhiệt huyết, phấn đấu thực hiện đạt và vượt các mục tiêu tài chính- ngân sách nhà nước, củng cố tiềm lực, giữ vững an ninh, an toàn tài chính quốc gia, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh theo Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng đề ra". - Bộ trưởng Bộ Tài chính nói.
Có thể bạn quan tâm
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Trọng là một trong số các "trường hợp đặc biệt' được giới thiệu tái cử
10:23, 27/01/2021
Toàn văn phát biểu tại Đại hội XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
11:04, 26/01/2021
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới
10:43, 26/01/2021
Báo chí nước ngoài khẳng định những thành tựu ấn tượng tại Đại hội XIII của Đảng
09:49, 27/01/2021
Đại hội XIII: Chủ tịch MTTQ Việt Nam nêu 5 bài học phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc
09:30, 27/01/2021
Đại hội XIII: Đại biểu mong muốn DNNN tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt
09:28, 27/01/2021
Đổi mới niềm tin và khát vọng trong nhiệm kỳ Đại hội XIII
09:09, 27/01/2021
Đại hội XIII: 3 đột phá trong chiến lược đổi mới, phát triển kinh tế
08:33, 27/01/2021
Đại hội XIII: Tiếp tục “đốt lò” chống tham nhũng
06:00, 27/01/2021
Đại hội XIII: Cộng đồng doanh nhân khát vọng làm giàu để đất nước phát triển
05:30, 27/01/2021
Thị trường bất động sản kỳ vọng vào sự “khơi thông” mạnh mẽ sau Đại hội XIII của Đảng
04:02, 27/01/2021
Văn kiện Đại hội XIII thể hiện rõ sự thống nhất giữa "ý Đảng, lòng Dân"
13:17, 26/01/2021
215 điện mừng gửi tới Đại hội XIII của Đảng
13:06, 26/01/2021
Đại hội XIII: Doanh nghiệp kỳ vọng sẽ có những quyết sách, cơ chế mở và thông thoáng về thể chế
12:25, 26/01/2021
Dấu ấn nổi bật tạo động lực mới, khí thế mới cho nhiệm kỳ Đại hội XIII
10:52, 26/01/2021
Diễn văn khai mạc Đại hội XIII của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
09:38, 26/01/2021
Đại hội XIII: Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước của toàn dân tộc
08:00, 26/01/2021